Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 100 - 101)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.5.1. Những mặt đạt được

- Có thể thấy, điều đáng ghi nhận trong thời gian qua của VCB.KG là việc giải ngân các nguồn vốn theo các chương trình của Chính phủ như : cho vay hỗ trợ lãi suất (4%, 2%), cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo, cho vay hỗ trợ sau thu hoạch, cho vay nông nghiệp nông thôn … Và hầu hết các chương trình đầu tư đều mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng vay, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

- Trong những năm qua chi nhánh đã chủ động chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhà nước và định hướng của VCB, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra. Khối lượng và quy mô tín dụng tăng lên nhanh chóng, phục vụ có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

- Chi nhánh đã hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hoá các nghiệp vụ gồm 09 phòng nghiệp vụ và 01 tổ Kiểm tra giám sát và tuân thủ tại trụ sở chính và 05 phòng giao dịch, thực hiện việc phân công phân nhiệm rõ ràng, qua đó tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng năng suất lao động, hạn chế được các rủi ro tác nghiệp của phòng ban. Ngoài ra, để có được đội ngũ nhân viên dự bị, trở thành lực lượng kế cận và thay thế khi cần thiết, hay để phát triển mạng lưới, VCB.KG đã tuyển dụng nhân sự có trình độ cao, học các chuyên ngành đúng về ngân hàng của các trường có danh tiếng.

- Số tuyệt đối về nợ xấu có tăng, nhưng tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm (năm 2011/2010 là 16%, năm 2012/2011 là 12%), cho thấy chi nhánh đã áp dụng các giải pháp giảm thiểu rủi ro đã đạt hiệu quả. Hiện tại, VCB.KG đã thành lập được tổ xử lý

nợ chuyên trách (tách nhân sự từ phòng khách hàng) đã và đang tập trung vào xử lý nợ có vấn đề với mục tiêu giảm nhanh, mạnh các nợ có vấn đề đến mức thấp nhất có thể.

- Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng doanh nghiệp nói riêng đã được VCB xây dựng theo chiến lược phát triển riêng. Với hệ thống XHTD việc đo lường các rủi ro tín dụng tại VCB được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Việc phân loại nợ cũng được phân loại tự động hạn chế được các chủ quan của chi nhánh khi nâng lên hoặc hạ nhóm nợ cho khách hàng.

- VCB.KG đã chủ động kiểm soát được mức độ tăng trưởng và thực hiện nhiều biện pháp đảm tăng trưởng có chất lượng, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu của hệ thống là đẩy mạnh dư nợ bán lẻ. Nhận thức được “Đẩy mạnh mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm cải thiện cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng tăng tính ổn định và phân tán rủi ro” nên thời gian qua, chi nhánh đã tập trung nguồn lực và tìm mọi biện pháp để phát triển thị phần bán lẻ, tăng cường công tác tiếp thị, tận dụng ưu thế và thực hiện triển khai tốt các chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ Hội Sở Chính….

- Chính sách chăm sóc khách hàng tại VCB.KG nhận được đánh giá khá tốt từ phản ánh của khách hàng. Do chi nhánh thường xuyên theo dõi bảng đánh giá, đóng góp ý kiến khách hàng nhằm điều chỉnh, khắc phục các mặt chưa đạt được đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)