Quy trình quản lý cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 66 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Quy trình quản lý cho vay

Quy trình xét duyệt cho vay tại VCB áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống VCB, đối tượng áp dụng cho tất cả các khách hàng là doanh nghiệp lớn (Quy trình 246), doanh nghiệp vừa và nhỏ (Quy trình 36) và cá nhân (Quy trình 130). Trình tự các bước trong quy trình xét duyệt cho vay gồm 6 bước như sau :

Bước 1 :

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng gặp trực tiếp CBKH để trình bày tóm tắt về phương án vay vốn (giấy đề nghị vay vốn do khách hàng lập sẵng hoặc phương án sản xuất kinh doanh), CBKH sẽ trực tiếp thẩm định (về phương án vay vốn có tính khả thi hay không ? tài sản có bảo đảm hay không ? Quy mô hoạt động, vị trí kinh doanh có lợi thế gì trên điạ bàn ?) hoặc khi CBKH tìm kiếm khách hàng và đánh giá có phương khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ.

Sau khi thẩm định CBKH xét thấy phương án không khả thi, tài sản không đủ đảm bảo, hoặc một nguyên nhân khách quan nào đó mà khách hàng không đủ điều kiện cho vay. CBKH làm tờ trình trình lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc nói rỏ nguyên nhân không cho vay.

Nếu sau khi thẩm định, khách hàng đủ điều kiện để cho vay, CBKH lập tờ trình, trình lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc. Nội dung của tờ trình phải thể hiện ý kiến của CBKH về phương án kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ, những thuận lợi trong kinh doanh, rủi ro trong kinh doanh, tài sản đảm bảo …

Bước 2 :

Sau khi khách hàng đủ điều kiện cho vay, CBKH thu thập thông tin làm hồ sơ, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn gồm có :

a. Hồ sơ pháp lý

- Đối với doanh nghiệp / công ty : + Quyết định thành lập (nếu có)

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư + Điều lệ hoạt động

+ Mã số thuế

+ Các văn bản ủy quyền khi Giám đốc, Kế toán trưởng đi vắng (nếu có), đăng ký mẩu chữ ký

+ Báo cáo tài chính các năm gần nhất (nếu có)

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, văn bản bảo lãnh vay vốn của cơ quan chủ quản (nếu có)

+ Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn), hội đồng quản trị (đối với Công ty Cổ phần) “V/v vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Kiên Giang”

+ Các văn bản khác liên quan tới tư cách pháp nhân của doanh nghiệp … - Đối với các nhân :

+ Chứng minh nhân dân, hộ khẩu

+ Giấy phép kinh doanh, mã số thuế (nếu có) + Giấy xác nhận độc thân (nếu có)

+ Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp (nếu có)

Khi vay vốn lần đầu tại VCB.KG, khách hàng (doanh nghiệp/công ty, cá nhân) cần phải có các giấy tờ pháp lý nêu trên. Các lần vay tiếp theo khách hàng không lập hồ sơ pháp lý nhưng được bổ sung nếu có thay đổi thông tin giấy đăng ký kinh doanh, góp vốn, thay đổi Giám đốc, kế toán trưởng, Chứng minh nhân dân Hồ sơ pháp lý sẽ được lưu trữ trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng.

b. Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn (do khách hàng lập) nêu rõ mục đích vay vốn, số tiền vay, thời hạn vay, nguồn trả nợ, tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh (nếu có), các cam kết của khách hàng về sử dụng vốn đúng mục đích, sẽ hoàn trả vốn khi đến hạn, …

- Phương án sản xuất kinh doanh (có thể làm chung với giấy đề nghị vay vốn nếu phương án đơn giản) là kế hoạch chi tiết nêu trong giấy đề nghị vay vốn tính toán tổng chi phí của phương án và lợi nhuận của phương án từ đó có kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.

- Hợp đồng tín dụng theo mẫu của VCB.KG quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ và quyền lợi của các bên, các loại phí, số tiền cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn rút vốn và lãi suất cho vay…

Trường hợp các khoản vay vượt thẩm quyền của Giám đốc (trên 30 tỷ đối với tổ chức và trên 5 tỷ đối với cá nhân) thì phải có biên bản họp hội đồng tín dụng cơ sở

thống nhất và ký tên. Các khoản cấp tín dụng khác (trên 60 tỷ đối với tổ chức và 30 tỷ đối với cá nhân) thì phải trình Phòng Rủi ro khu vực, VCB thẩm định và xét duyệt cho vay.

c. Hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố

- Các giấy tờ về tài sản bảo đảm bản chính. Đối với tài sản thế chấp là tàu, xe thì cần phải có đăng kiểm và bảo hiểm (bảo hiểm phải tương đương với số tiền đi vay)

- Biên bản định giá tài sản bảo đảm : do CBKH thẩm định và định giá theo quy định của Nhà nước hoặc tham khảo theo giá thị trường. Biên bản định giá tài sản dùng để xem xét mức cho vay của ngân hàng, không có giá trị pháp lý để xử lý tài sản.

- Hợp đồng thế chấp cầm cố hoặc hợp đồng thế chấp cầm cố của bên thứ ba (người bảo lãnh cho người vay) : quy định quyền và nghĩa vụ của các bên về tài sản bảo đảm, giá trị tài sản (dựa vào giá trị bảng định giá), phương thức xử lý tài sản nếu không trả được nợ, thời hạn thế chấp cầm cố, loại tài sản (nhà ở, đất, tàu, xe, máy móc thiết bị, tài sản hình thành trong tương lai … ). Hợp đồng thế chấp cầm cố phải được các bên cùng ký tên (kể cả bên bảo lãnh) dưới sự chứng thực của công chứng viên.

- Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm : để xác nhận tài sản đó đang thế chấp tại Ngân hàng không sang nhượng mua bán và dùng để xếp thứ tự ưu tiên khi xảy ra tranh chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biên bản giao nhận tài sản bảo đảm : dùng để liệt kê chi tiết các giấy tờ bản chính về tài sản của khách hàng.

d. Hồ sơ rút vốn vay

- Giấy nhận nợ do VCB.KG quy định dùng để cho khách hàng biết được số tiền rút vốn, số tiền còn lại chưa rút, ngày đến hạn, lãi suất …

- Giấy rút tiền mặt, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chuyển tiền

- Các hóa đơn chứng từ kèm theo dùng để chứng minh mục đích sử dụng vốn có đúng mục đích vay.

Bước 3 :

Sau khi khách hàng đã cung cấp đầy đủ các giấy tờ và chứng thực hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm, CBKH đem hồ sơ sang phòng quản lý nợ để tiến hành nhập dữ liệu trên hệ thống (HOST) và kiểm tra tính pháp lý, lãi suất và sự hợp lệ của hồ sơ.

Trong quá trình kiểm tra, cán bộ phòng quản lý nợ nếu thấy có sai sót, cán bộ phòng quản lý nợ yêu cầu CBKH phải chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm nhằm hoàn thiện hồ sơ.

Trong quá trình kiểm tra, nếu không thấy sai sót và đã nhập trên hệ thống, cán bộ quản lý nợ (CBQLN) trình trưởng phòng quản lý nợ ký trên hồ sơ và duyệt trên hệ thống.

Tiếp theo CBQLN mở tài khoản trên hệ thống, đóng nêm phong tài sản có chữ ký của CBQLN và phụ trách phòng giao niêm phong tài sản cho phòng Ngân quỹ đồng thời tách hồ sơ giao phòng kế toán.

Bước 4 :

Sau khi nhận được hồ sơ từ phòng quản lý nợ, phòng kế toán kiểm tra xem số tài khoản có trên giấy nhận nợ có khớp với số tiền trên giấy nhận nợ hay không ?. Phòng kế toán tiến hành hoạch toán.

Nếu khách hàng rút tiền mặt, phòng kế toán chuyển giấy rút tiền sang Phòng Ngân quỹ.

Bước 5 :

Tại phòng Ngân quỹ, khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân cho cán bộ phòng Ngân quỹ kiểm tra thông tin cá nhân trên hồ sơ, giấy rút tiền phải trùng khớp nhau.

Nếu không sai sót thông tin, cán bộ phòng Ngân qũy tiến hành chi tiền cho khách hàng.

Bước 6 :

Đến đây là giai đọan cuối trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục đích : kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, cơ cấu lại khoản nợ (nếu có), xử lý nợ có vấn đề.

a. Kiểm tra sử dụng vốn vay : định kỳ dưới 6 tháng hoặc đột xuất CBKH đi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tình trạng tài sản đang thế chấp, tình hình kinh doanh của khách hàng … nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, sai đối tượng và trình lãnh đạo phòng để có hướng xử lý cụ thể.

b. Đôn đốc khách hàng trả nợ : trước 10 ngày đến hạn trả nợ, CBKH nhắc nhở khách hàng trả nợ hoặc làm thông báo “V/v Đến hạn trả nợ của khách hàng” nội dụng phải ghi rõ : ngày vay, ngày đến hạn trả, số tiền đến hạn …

c. Cơ cấu lại các khoản nợ (nếu có) : nếu khách hàng không có khả năng trả nợ vì lý do nào đó và khách hàng có yêu cầu xin gia hạn (ít nhất trước 10 ngày đến hạn), CBKH đi tìm hiểu và kiểm tra thực tế tình hình của khách hàng. Nếu thấy nguyên nhân khách quan ngoài phạm vi quản lý điều hành của đơn vị thì CBKH căn cứ vào “đơn xin gia hạn nợ” làm tờ trình trình lãnh đạo phòng và Ban Giám đốc giải quyết theo quy chế của VCB.

- VCB.KG không giải quyết đơn xin gia hạn nợ sau ngày đến hạn trả nợ. Thời gian gia hạn không vượt quá 1/2 thời hạn cho vay.

- Sau ngày đến hạn mà khách hàng vẫn không trả được nợ, CBKH gửi thông báo “V/v Nợ quá hạn của khách hàng” nội dụng phải ghi rõ : ngày vay, ngày đến hạn trả, số tiền đến hạn và đồng thời mời khách hàng lên để giải quyết. Sau nhiều lần gửi thông báo đến khách hàng mà khách hàng vẫn chây ỳ, không trả được nợ thì CBKH làm thủ tục chuyển hồ sơ sang toàn án có thẩm quyền giải quyết.

d. Xử lý nợ có vấn đề :

- Biện pháp xử lý : bằng cách điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng, kéo dài thời hạn trả nợ hoặc giảm lãi suất cho vay … qua đó nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục và vượt qua những khó khăn, tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngân hàng có thể cấp thêm vốn tín dụng để cải thiện tình hình tài chính của khách hàng

- Biện pháp thanh lý : đó là việc phát mãi các tài sản thế chấp cầm cố. Tuy nhiên, ngân hàng cho khách hàng vay vốn chỉ muốn thu được đầy đủ gốc và lãi từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính phương án vay vốn. Hầu hết các ngân hàng luôn tránh rủi ro và tìm mọi biện pháp để thu hồi được nợ. Do đó biện pháp cuối cùng nếu không thu hồi được nợ thì Ngân hàng buộc phải thu hồi nợ bằng việc bán tài sản mà người vay đã thế chấp.

 Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ phức tạp, từ lúc vay đến khi thu hồi lại gốc và lãi phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nó đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng phải tuân thủ đầy đủ các quy định, quy chế và các quy trình cho vay một cách nghiêm ngặt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đúng mục đích, hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 66 - 71)