7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra giám sát và tuân thủ
“Vạch lá tìm sâu” là câu nói về tổ kiểm tra giám sát và tuân thủ của chi nhánh, nhìn theo hướng tiêu cực thì sau các cuộc kiểm tra là các báo cáo về hằng loạt sai phạm làm ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ như : giải trình nguyên nhân, kiểm điểm, mất thi đua khen thưởng, hạ lương … Tuy nhiên nếu nhìn theo mặt tích cực là sau khi kiểm tra chúng ta thấy được những sai phạm để hoàn thiện hồ sơ, chứng từ …Vì vậy công tác kiểm tra giám sát và tuân thủ là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả đối với các ngân hàng. Thời gian qua VCB.KG đã thực hiện tương đối tốt công tác này, tổ kiểm tra giám sát và tuân thủ của chi nhánh hiện nay có 03 cán bộ, thực hiện công tác kiểm tra toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra gắn với phân tích đánh giá các trạng thái hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để hiện thực hoá những giải pháp này, cần tập trung thực hiện những vấn đề chính sau :
- Do nhân sự tương đối ít, nên các cán bộ phải kiểm kiểm tra nhiều mảng hoạt động nghiệp vụ, làm cho công tác chuyên sâu từng nghiệp vụ bị hạn chế. Do đó, tăng cường nhân sự làm công tác kiểm tra tại chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong chuyên môn, có uy tín để bố trí làm công tác kiểm tra. Tránh tình trạng cán bộ không bố trí được công việc khác thì đưa về làm công tác kiểm tra.
- Tổ chức định kỳ, thường xuyên, đột xuất các cuộc kiểm tra. Xem công tác kiểm tra là công tác bình thường trong hoạt động của chi nhánh, “vạch lá tìm sâu” phải theo nghĩa tích cực. Phải làm cho cán bộ, nhân viên trong chi nhánh hiểu rõ kiểm tra là công việc của mọi người, mọi khâu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhất là đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó cần kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các nguyên tắc và quy trình trong hoạt động tín dụng; thường xuyên rà soát, phân tích
đánh giá từng khoản cho vay, từng nhóm khách hàng để phát hiện kịp thời những thiếu sót, những biến động bất lợi đối với khoản cho vay.
- Trong kiểm tra tín dụng cần phải lên danh sách cụ thể các khách hàng theo tiêu chí như : nợ xấu cao, những món vay có giá trị lớn, những món quá hạn nợ gốc và lãi, nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhiều lần. Hoặc kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành hoặc lấy ngẫu nhiên các khách hàng không theo một tiêu chí nào để tránh các cán bộ chuẩn bị hồ sơ đối phó trước.
- Để có hệ thống thông tin phục vụ công tác kiểm tra được thuận lợi, cần phải thu thập thêm thông tin về khách hàng vay bằng cách yêu cầu các phòng ban cung cấp một số báo cáo định kỳ, đột xuất như : danh sách khách hàng nợ xấu, khách hàng chuyển nhóm nợ trong tháng, nguyên nhân từng khách hàng nợ xấu …nhằm quản lý món vay tốt hơn.
- Dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra và số liệu hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động tín dụng để xem xét, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động trong từng thời gian, thậm chí với từng khoản tín dụng để có kế hoạch phát huy ưu điểm và chỉnh sửa kịp thời những thiếu sót, là biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng của VCB.KG.
- Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay là nhiệm vụ chủ yếu của CBKH, nhưng thực tế tại VCB.KG một bộ phận CBKH chưa chú trọng đúng mức đến công tác này. Hiện tượng này khá phổ biến là chỉ kiểm tra trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay lại ít được quan tâm. Một số cán bộ chỉ kiểm tra khi có các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, để đối phó lưu hồ sơ, chưa coi việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của mình. Tình trạng sử dụng vốn vay còn tùy tiện, là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng. Do đó, chấn chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ của CBKH trong quy trình tín dụng là cấp thiết. Hiện nay, cần quán triệt trong cán bộ lãnh đạo, CBKH các nguyên tắc, quy trình cho vay, để thấy được việc kiểm tra khách hàng là cần thiết nhằm phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, đưa ra những biện pháp ngăn ngừa sớm nhất.
- Chú trọng công tác kiểm tra kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, trong hoạt động. Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại tố cáo, đảm bảo an toàn tài sản, an toàn kho quỹ trong điều kiện mở ra nhiều dịch vụ mới cộng với thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày
một tinh vi hơn. Vì vậy, các cán bộ kiểm tra không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành ngân hàng nói chung và VCB.KG nói riêng.
Các biện pháp trên phối hợp với nhau trong thực hiện là giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại VCB.KG.