Xây dựng các chuẩn mực ứng xử giao tiếp trong trường học

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 73)

8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

3.2.1. Xây dựng các chuẩn mực ứng xử giao tiếp trong trường học

3.2.1.1 Xây dựng chuẩn mực giao tiếp quan hệ thầy- trò thân thiện, đồng nghiệp thân thiện, trò - trò thân thiện

* Mục tiêu của biện pháp:

Chuẩn mực giao tiếp phù hợp với chuẩn mực xã hội và chuẩn mực đạo đức là yếu tố tạo nên chất lượng và hiệu quả của quá trình giao tiếp. Các mối quan hệ trong nhà trường cần được phát triển theo hướng công bằng, bình đẳng, dân chủ, đoàn kết, thiện chí, tình thương gắn với kỉ cương và trách nhiệm tạo ra sự an toàn cho học sinh về mặt tinh thần nhằm hỗ trợ cho học sinh giao tiếp có hiệu quả, tiếp nhận và xử lý thông tin một cách khoa học. Trong phạm vi môi trường học tập, quan hệ chủ đạo để xây dựng và phát triển môi trường học tập chính là quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Nếu quan hệ này phát triển tốt, các chủ thể đáp ứng yêu cầu về năng lực, phẩm chất, lối sống thì sẽ tạo nền móng chắc chắn cho việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học, giáo dục phụ thuộc vào mối quan hệ giao tiếp thân thiện giữa thầy và trò nếu giáo viên tạo ra được sự cảm hóa, thuyết phục đối với học sinh sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Thầy giáo là tấm gương sáng để học sinh học tập và noi theo nên quan hệ giữa thầy với thầy phải thân thiện và chuẩn mực là hình mẫu để học sinh học tập và làm theo từ cử chỉ, lời nói, thái độ và hành vi đơn giản. Xây dựng quan hệ giao tiếp trò – trò thân thiện nhằm phát huy trí tuệ tập thể học sinh trong quá trình dạy học, tạo môi trường văn hóa giao tiếp chia sẻ và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp tác trong lớp học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Môi trường giao tiếp trò – trò thân thiện nhằm tạo ra môi trường học hỏi, chia sẻ, đoàn kết thân ái trong tạp thể học sinh đem lại giá trị văn hóa của người Việt Nam.

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc phát triển các mối quan hệ có thể thực hiện bằng những cách sau: - Giáo viên thay đổi tư duy, tôn trọng học sinh như những nhân cách đầy đủ giá trị và coi các em như những thành viên bình đẳng trong nhà trường, coi học sinh là chủ thể giao tiếp với mình. Trong dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục hay sinh hoạt tập thể, giáo viên phải là người trợ giúp tốt nhất cho học sinh, giúp họ tích cực học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phát huy tính tự chủ của học sinh trong quá trình giao tiếp. Khi sử dụng phương pháp dạy học giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm để tạo ra mối môi trường giao tiếp thuận lới và quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh trong chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Trong sinh hoạt chuyên môn và giảng dạy, giáo viên cần chủ động học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ nhau, trong cuộc sống đời thường giáo viên và đồng nghiệp là những người bạn đồng hành, cùng chung một mục đích đó là vì người học và tất cả vì người học.

- Cần loại trừ phương pháp trừng phạt học sinh trong nhà trường như : Làm tổn thương về thể chất khi học sinh phạm lỗi, mỉa mai những khuyết điểm của học sinh, hay có những lời lẽ chì trích học sinh khi các em phạm lỗi…

- Khắc phục những hiện tượng phân biệt, đối xử giữa học sinh với học sinh như: xa lánh những bạn có hoàn cảnh khó khăn, có thái độ không thiện cảm đối với các bạn học kém…

- Dùng ảnh hưởng của chính nhân cách giáo viên để tác động tới các mối quan hệ trong lớp học thông qua lời nói, thái độ, cử chỉ và hành vi của mình. Thông qua các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục nhằm tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cường mối quan hệ thân thiện giữa thầy với trò, giữa trò với trò tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, chia sẻ, cộng đồng hợp tác.

Bên cạnh đó giáo viên cần phải dạy cho học sinh cách ứng xử với thầy cô theo đạo lý thày trò “ Thầy ra thầy, trò ra trò”. Học sinh phải biết lễ phép, kính trọng thầy cô theo quan điểm “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tuy nhiên là thầy phải chuẩn mực về mọi mặt từ chuyên môn đến thái độ và hành vi ứng xử. là trò phỉ biết lễ phép, biết học hỏi hỏi, khiêm tốn, kính trọng thầy cô và người lớn tuổi, biết làm tròn bổn phận và trách nhiệm của trẻ em.

* Điều kiện để thực hiện:

Giáo viên phải tìm hiểu, nắm vững đặc điểm cá nhân học sinh thông qua các hoạt động mà các em tham gia trên cơ sở đó có thao tác tác động tới sự phát triển các mối quan hệ hài hòa trong nhóm và trong tập thể.

- Thực tiễn đã chứng minh: “ Tiền của phân giàu nghèo, giao tiếp phân tầng văn hóa”, do đó giáo viên phải là người có “văn hóa giao tiếp” vì “ văn hóa giao tiếp” cho phép giáo viên quyết định thái độ của mình trong khi ứng xử với học sinh và đồng nghiệp. Đồng thời giáo viên phải là người mẫu mực về kỹ năng giao tiếp, ứng xử trước học sinh. Không lạm dụng quyền hạn của giáo viên trong mọi mối quan hệ với học sinh mà phải phá vỡ mọi rào cản trong cac mối quan hệ đó.

3.2.1.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện nội quy, quy chế học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú

* Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm tạo ra tính chuẩn mực về pháp lý trong giao tiếp ở trường phổ thông dân tộc nội trú, giúp giáo viên, học sinh có sự thống nhất chung trong quá trình giao tiếp về nội dung giao tiếp, phong cách giao tiếp, phương thức tiến hành giao tiếp và hình thức thể hiện. Xây dựng, tổ chức thực hiện nội quy, quy chế học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm tạo ra tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuẩn mực trong hoạt động giao tiếp, tính sư phạm và tính mô phạm của một cơ sở văn hóa trường học từ đó góp phần phát triển văn hóa nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.

* Nội dung và cách thực hiện:

Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần xây dựng nội quy đối với học sinh trong nhà trường và trong lớp học về phong cách, trang phục khi đến trường về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao tiếp, cách thức tiến hành giao tiếp với thầy cô, bạn bè trong trường học.

Bên cạnh quy định về chuẩn mực, nghi thức lời nói trong quá trình giao tiếp đối với học sinh thì nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm tạo ra môi trường giao tiếp để học sinh trải nghiệm các chuẩn mực đã quy định, phát huy vai trò tự quản của học sinh trong quá trình giao tiếp.

Xây dựng nét văn hóa giao tiếp trong trường học, loại bỏ các hiện tượng nói tục, chửi bậy, sử dụng tiếng lóng trong quá trình giao tiếp. Tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường thực hiện phong trào nói lời hay, làm việc tốt trong học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú.

Bên cạnh thực hiện các quy định chung, cần tạo môi trường để học sinh dân tộc nội trú thể hiện các sắc thái của dân tộc, nét đẹp truyền thống của dân tộc qua trang phục giao tiếp, qua nghi thức sử dụng lời nói, qua cách tiến hành các làn điệu dân ca, câu hò vv…

* Điều kiện để thực hiện:

Giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý trường học phải nắm vững điều lệ trường phổ thông.

Hiểu đặc điểm tâm lý và nét văn hóa truyền thống của học sinh dân tộc ít người, lựa chọn các nội dung cơ bản của nội quy trường học, lớp học cho phù hợp. Giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường là người mẫu mực trong giao tiếp ứng xử trong việc thể hiện nghi thức lời nói trong giao tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.3. Tổ chức cho học sinh dân tộc nội trú học tập về những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt

* Mục tiêu của biện pháp:

Học tập nét văn hóa truyền thống trong giao tiếp của người Việt là nhằm giữ gìn phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường giao tiếp cho học sinh dân tộc nội trú, giúp cho học sinh kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong quá trình giao tiếp. Văn hóa giao tiếp của học sinh chỉ được hình thành, phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, trải nghiệm do đó tăng cường hình thức học tập, rèn luyện văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt qua các hoạt động giáo dục của nhà trường là môi trường thuận lợi nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

* Nội dung và cách thực hiện:

Dạy học sinh dân tộc kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Thực tế cho thấy để đáp ứng nhu cầu công việc trong giao tiếp con người phải sử dụng thời gian, công sức để nghe nhiều hơn là nói, tuy nhiên học cách lắng nghe thì lại chưa được dạy một cách bài bản, do đó nhà trường và giáo viên phổ thông dân tộc nội trú cần dạy cho học sinh cách lắng nghe và thấu hiểu.

Dạy cho học sinh kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là : Giúp học sinh hạn chế hiểu sai thông tin, hiểu không đúng về ý tưởng của đối tượng giao tiếp; giúp các em xác định đúng nội dung thông tin trong quá trình trao đổi, chia sẻ và tiếp nhận, lựa chọn cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Học sinh phải hiểu cặn kẽ những điều người tham dự giao tiếp nói, nắm bắt được tâm tư, tình cảm và những thông tin tiềm ẩn của người đang trực tiếp giao tiếp với mình trong quá trình giao tiếp; tóm ý và tổng hợp vấn đề, nội dung giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao nhất ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giả vờ lắng nghe trong quá trình thầy cô giảng bài, hay trong quá trình thảo luận bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài;

- Không chịu nghe thầy cô, bạn bè và người thân nói; mà khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình.

- Phản ứng tức thời trước ý kiến của thầy cô, bạn bè, người thân, thiếu khả năng kiềm chế xúc cảm, gây tổn thương đến đối tượng giao tiếp với mình từ đó không làm chủ được nội dung và mục đích giao tiếp.

- Nghe qua loa tất cả mọi sự kiện nhưng không biết cái gì là chính, cái gì là phụ; không biết khái quát vấn đề; không biết xác định mục tiêu cơ bản của việc trao đổi thông tin.

Hoặc có những thái độ không thiện chí trong quá trình nghe và giao tiếp với người khác như tỏ thái độ khó chịu, không hài lòng, hay phản đối một cách mãnh liệt những ý kiến mà đối tượng giao tiếp đưa ra.

Dạy cho học sinh những nét đẹp của văn hóa giao tiếp người Việt đó là tình cảm yêu thương, sự chia sẻ, sự thân thiện, tế nhị trong giao tiếp vv.. giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm các nét đẹp đó thông qua hoạt động học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

Muốn thực hiện được nội dung trên trước tiên giáo viên phải giúp học sinh dân tộc nội trú hiểu thế nào là nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt, làm thế nào có thể rèn luyện được kỹ năng ứng xử có văn hóa và thể hiện được nét đẹp trong văn hóa của người Việt.

* Điều kiện thực hiện:

Giáo viên phải là người mẫu mực về các chuẩn mực giao tiếp, biết lồng ghép tích hợp giáo dục nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú.

Học sinh phải chủ động tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện Nội quy, quy chế nhà trường phải nghiêm minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)