8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
2.5 Một số nhận xét từ thực trạng của vấn đề
* Thuận lợi
- Tập thể các thầy cô giáo trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang trách nhiệm, tận tuỵ với sự nghiệp trồng người, tích cực xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, là môi trường sư phạm chuẩn mực để giáo dục học sinh. Cảnh quan sư phạm, môi trường quan hệ giao tiếp thân thiện giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh của nhà trường là những nền tảng thuận lợi để phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản đã được nhà trường và các thầy cô giáo quan tâm bồi dưỡng cho học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, các môn học chiếm ưu thế, tạo cho các em những kỹ năng nền tảng để tự tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể.
- Học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang về cơ bản đã có một số kỹ năng trong giao tiếp, đoàn kết với bạn bè, kính trọng và tin tưởng thầy cô giáo, có niềm tự hào về truyền thống của nhà trường, tích cực tham gia các hoạt động học tập, có ý thức rèn luyện, trau dồi các phẩm chất nhân cách để đáp ứng với các nhiệm vụ học tập đề ra.
* Khó khăn
- Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư song cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang vẫn chưa đáp ứng được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với nhu cầu học tập của giáo viên, học sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục tạo môi trường phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Rào cản về ngôn ngữ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu, diễn đạt ngôn ngữ Tiếng Việt và tạo môi trường phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh DTTS. Kết quả khảo sát cũng cho thấy 52,4% học sinh thỉnh thoảng gặp khó khăn khi diễn đạt ý kiến của mình và 41,4% đôi khi gặp phải tình huống này. Đa số các em chỉ sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với các thầy cô giáo, bạn bè khác dân tộc trong trường học còn về với gia đình hay giao tiếp với bạn cùng dân tộc, các em vẫn có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ .Thực tế cho thấy, học sinh người DTTS càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp.
- Chương trình, nội dung học tập của trường DTNT có những đặc thù riêng đã ảnh hưởng đến việc tạo môi trường phát triển các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Dễ dàng nhận thấy nếu ở các trường phổ thông khác, việc tổ chức các hoạt động học tập khá thuận lợi vì học sinh đã sử dụng thành thạo Tiếng Việt thì các thầy cô giáo của trường DTNT vừa phải dạy cho các em tiếng phổ thông để tiếp thu kiến thức, vừa phải định hướng các em gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có việc gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ. Sự giao thoa ngôn ngữ này gây khó khăn cho hoạt động nhận thức và tư duy của học sinh một phần do vốn ngôn ngữ phổ thông bị hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận Chƣơng 2
Những kết quả nghiên cứu từ thực trạng về môi trường giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang cho thấy:
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường phổ thông DTNT. Môi trường giao tiếp của học sinh trường DTNT có những đặc thù riêng song về cơ bản là một môi trường sư phạm có nhiều điều kiện thuận lợi để các em phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Các kết quả nghiên cứu từ thực trạng cũng đã chỉ ra nếu có những biện pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể phát huy được những điều kiện thuận lợi trong môi trường giao tiếp nhà trường, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế để tạo ra môi trường giao tiếp phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của học sinh trường DTNT, nâng cao kỹ năng giao tiếp để các em có điều kiện tiếp thu tốt ngôn ngữ Tiếng Việt - một công cụ hữu hiệu giúp phát triển khả năng tư duy, đồng thời thiết lập các mối quan hệ thầy – trò, bè bạn và các quan hệ xã hội chuẩn mực theo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu này cũng có thể lựa chọn những cách thức tác động phù hợp với đối tượng học sinh DTTS nhằm phát triển nhu cầu giao tiếp, kỹ năng giao tiếp để việc giao tiếp của các em được mở rộng về nội dung, phong phú, đa dạng về hình thức, góp phần hoàn thiện các phẩm chất nhân cách và năng lực học tập./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 3