Một số kỹ năng giao tiếp cần thiết của học sinh DTNT

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 33)

Giao tiếp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để giao tiếp có hiệu quả thì đòi hỏi phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau tùy vào đối tượng giao tiếp, môi trường giao tiếp mà bản thân mỗi người phải trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết. Với các em học sinh dân tộc nội trú, một số kỹ năng giao tiếp quan trọng và cần thiết:

1.3.5.1. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt

Cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt sẽ được tập trung vào 04 kỹ năng cơ bản là: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó mục 1.3.5.1 sẽ trình đề cập đến 3 kỹ năng là nói, đọc, viết còn phần kỹ năng nghe sẽ được trình bày cụ thể ở mục tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Kỹ năng nói trong sử dụng tiếng Việt

Kỹ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói, là một loại năng lực thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phúc. Có kỹ năng nói tốt không những làm cho việc học tập đạt hiệu quả hơn, mà còn giúp tự khẳng định bản thân trước tập thể, giúp đối tượng học sinh là người DTTS dễ dàng hòa nhập hơn trong quá trình học tập.

Ngôn ngữ trong kỹ năng nói có sự khác biệt với ngôn ngữ sử dụng trong văn bản. Khi nói cần sử dụng cả ngôn từ và các yếu tố phi ngôn từ, nghĩa là cần xem xét "nói cái gì" và "nói như thế nào".

Việc sử dụng ngôn từ trong giao tiếp “nói” phải đảm bảo các yêu cầu như: chính xác, rõ rang; dễ hiểu, có sức thuyết phục và khách quan, lịch sự.

Bên cạnh đó, để sử dụng kỹ năng nói có hiệu quả thì các yếu tố phi ngôn từ đóng một vai trò quan trọng. Bởi vì, giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà dùng những phương thức khác để truyền đạt thông tin như phát âm, giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí...

Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ không nói bằng lời có ý nghĩa hết sức quan trọng vì ngôn từ chỉ chiếm một phần những điều truyền đạt và những điều không nói ra đôi khi lại quan trọng hơn những điều nói ra. Chính yếu tố này góp phần tạo ra nghĩa cho ngôn ngữ.

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp của mình, học sinh người DTTS cần nắm được những thói quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà còn có thể diễn đạt được ý đồ của mình một cách đa dạng, phong phú. Người giao tiếp giỏi chính là người biết kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn ngôn ngữ có âm thanh với ngôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Kỹ năng đọc trong sử dụng tiếng Việt

Nếu như nghe và nói là hai kỹ năng được sử dụng trong giao tiếp trực tiếp thì đọc là kỹ năng gián tiếp. Kỹ năng này cũng rất cần thiết cho hoạt động giao tiếp nói chung và hoạt động học tập nói riêng.

Kỹ năng đọc là một kỹ năng được sử dụng khá nhiều trong quá trình học tập của học sinh nói chung. Chúng ta có thể nói thông qua việc đọc, người giao tiếp cũng phần nào thể hiện được phong cách và trình độ giao tiếp của mình. Nếu đọc nhanh, nắm bắt được thông tin chính xác sẽ giúp cho quá trình học tập của người học được hiệu quả hơn. Vì vậy, trong hoạt động giao tiếp chúng ta không thể không chú ý đến việc đọc và rèn luyện kỹ năng đọc để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

* Kỹ năng viết trong sử dụng tiếng Việt

Viết là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất. Trong hoạt động học tập của học sinh thì kỹ năng này khá quan trọng giúp cho quá trình học tập đạt hiệu quả mong muốn. Do đó, rèn luyện kỹ năng viết sẽ giúp cho người học sinh học tốt được rất nhiều môn học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống…Do vậy việc dạy cho học sinh từng bước làm chủ được công cụ chữ viết phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng của giáo dục nhà trường.

Viết đúng, viết đẹp (ngôn ngữ Tiếng Việt) góp phần rèn cho cho các em những phẩm chất tốt đẹp như tính cẩn thận, tỉ mỉ và tính thẩm mĩ - lòng yêu thích cái đẹp, tinh thần trách nhiệm ý thức tự trọng và thái độ tôn trọng người khác. Chính vì thế Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình”.

Với học sinh bậc THPT kỹ năng viết đã phát triển gần như hoàn thiện, các em có thể viết các bài văn nghị luận xã hội bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách độc lập hoặc viết những bài luận theo những chủ đề, chủ điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo yêu cầu của giáo viên. Việc viết tốt một chủ đề nào đó là một việc làm không hề đơn giản, nó là cả một quá trình đòi hỏi cần phải có sự rèn luyện và trau dồi thường xuyên.

1.3.5.2. Kỹ năng lắng nghe

Nghe là một kỹ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Bởi trong quá trình thực hiện hoạt động giao tiếp cả người phát tin lẫn người nhận tin đều phải sử dụng kỹ năng nghe. Trong giao tiếp lắng nghe đem lại nhiều lợi ích:

- Thỏa mãn nhu cầu của người nói. Người nói muốn được tôn trọng và lắng nghe là thể hiện sự tôn trọng của người nghe đối với người nói.

- Thu thập được nhiều thông tin - Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe vì vậy lắng nghe sẽ kích thích người nói nhiều hơn.

- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp. Khi bạn lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu được những điều họ nói, những cái họ muốn và cũng có thêm thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp thế nào cho hợp lý, nghĩa là bạn có thể tránh được sai lầm do hấp tấp, vội vàng.

- Tạo không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp. Bạn lắng nghe người nói thì đến khi bạn nói người đó sẽ lắng nghe bạn.

- Giúp giải quyết được nhiều vấn đề. Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau sẽ giúp mỗi bên hiểu hơn về quan điểm, lập trường của bên kia và xác định được nguyên nhân gây mâu thuẫn từ đó tìm ra được giải pháp để giải quyết vấn đề.

Để lắng nghe có hiệu quả, chúng ta phải nghe ở mức độ nghe chăm chú và đặc biệt là nghe thấu cảm. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau đây:

1.3.5.3. Kỹ năng chia sẻ

Khi biết lắng nghe thì chủ thể sẽ biết đồng cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp. Hai nguyên tắc này luôn gắn liền và song song với nhau. Bản thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mỗi người đều có những niềm vui, nỗi buồn và mong muốn được chia sẻ, được tâm sự, được ai đó đồng cảm.

Chia sẻ là sự truyền hay tách cảm xúc của bản thân chủ thể sang một hay nhiều đối tượng khác để tìm được sự an ủi, vỗ về. Những người biết chia sẻ là những người thực sự biết lắng nghe. Nghe để rồi hiểu và họ sẽ chia sẻ với nhau tâm sự, cảm xúc. Sự chia sẻ xuất phát từ hai phía: đối tượng và chủ thể.

Ở lứa tuổi 15-18, học sinh có rất nhiều vướng mắc tâm lý về học tập, tình bạn, mối quan hệ xã hội… Sự ức chế tâm lý của các em đòi hỏi phải được giải toả. Các em chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người bạn thân để mong nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Hoặc có những vướng mắc các em muốn chia sẻ với giáo viên để tìm được một lời khuyên sâu sắc. Người giáo viên hãy đặt địa vị của mình vào vị trí của các em để chia sẻ, để phân tích và đưa ra cho các em học sinh những lời khuyên hữu ích.

1.3.5.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Hiện nay, với quan điểm lấy người học làm trung tâm trong giáo dục và đào tạo nên việc áp dụng kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt đông học tập của học sinh nói chung và học sinh DTTS là việc giúp hình thành một kỹ năng mềm hết sức quan trọng.

Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của hoạt động học tập. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng làm việc theo nhóm năng suất và hiệu quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và hiệu quả trung bình của mỗi cá nhân khi làm việc hoặc học tập riêng lẻ. Vì trong nhóm, khi làm việc các kỹ năng và kinh nghiệm bổ trợ lẫn nhau.

Nhóm có thể tạo ra môi trường làm việc mà các kiến thức và kinh nghiệm của các cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định đưa ra toàn diện và phù hợp hơn.

Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một công việc, bài tập hoàn chỉnh trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả ngoài chuyên môn. Các thành viên tự rút ra những gì tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xử của mình.

* Một số kỹ năng cần thiết khi làm việc theo nhóm

+ Kỹ năng ra quyết định. Nhóm là một tập thể làm việc để đạt được mục tiêu. Rất nhiều công việc cần phải được cùng bàn bạc, thảo luận và cuối cùng là ra quyết định. Cho nên đi tới quyết định định cuối cùng là nhiệm vụ rất quan trong của nhóm. Quá trình ra quyết định có sự tham gia có những đặc trưng riêng mà mỗi cá nhân trong nhóm cần phải hiểu để làm. Trong quá trình làm việc nhóm có rất nhiều cách ra quyết định khác nhau như: ra quyết định kiểu thờ ơ, ra quyết định từ trên xuống, ra quyết định theo thiểu số, ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận.

+ Kỹ năng điều hành nhóm. Trưởng nhóm giữ vai trò người tổ chức, người thực hiện và người điều hành. Trưởng nhóm phải lo bố trí các cuộc họp từ buổi gặp mặt đầu tiên đến khi nhóm tan rã. Việc tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch sao cho có sự tham gia bình đẳng giữa các thành viên là kỹ năng cần có của trưởng nhóm. Lập kế hoạch và phân công công việc cho các thành viên cũng là nghệ thuật của trưởng nhóm. Tất cả các giai đoạn hoạt động của nhóm, người nhóm trưởng phải nắm vững và điều hành cho tốt.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)