Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 75 - 78)

8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

3.2.3 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho

nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho học sinh

* Mục tiêu của biện pháp:

Đổi mới phương pháp dạy học có tác dụng to lớn trong xây dựng môi trường giao tiếp và môi trường học tập cho học sinh, nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện. Bởi vì phương pháp dạy học quy định sự tương tác giữa các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, quy định sự tương tác giữa học sinh với tài liệu học tập và giữa học sinh với học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chính vì vậy, thông qua các phương pháp dạy học có thể cải thiện mối liên hệ có tính quy luật giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh, tạo môi trường giao tiếp đa dạng phong phú cho người học, giúp người học rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản cho học sinh dân tộc nội trú.

Trong nhà trường nói chung và trường dân tộc nội trú nói riêng, đổi mới phương pháp dạy học hướng vào việc phát huy mạnh mẽ và bỗi dưỡng vai trò chủ thể học tập, chủ thể giao tiếp của học sinh tạo điều kiện cho họ phát triển về mọi mặt, đặc biệt là phát triển kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống trong đó có những phẩm chất xã hội cần thiết để tạo nên các mối quan hệ gắn bó thân thiện với các cá nhân khác trong quá trình học tập, giao tiếp.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường các mối quan hệ nhiều mặt của học sinh, sẽ góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc hiện nay.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

- Người dạy phải nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc nội trú, nắm vững năng lực và trình độ nhận thức của học sinh, luôn hướng đến người học, dạy cho người học cái họ cần, cái xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có. Tạo ra sự chia sẻ thông tin và tiếp nhận thông tin một cách đa chiều.

- Giáo viên cần lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học như dạy học theo nhóm, dạy học dự án, dạy học nghiên cứu trường hợp, dạy học tình huống và áp dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” đối với các môn Sinh, Lý, Hóa nhằm giúp học sinh tăng cường kỹ năng tìm tòi, khám phá, đồng thời có kỹ năng trải nghiệm về năng lực giao tiếp cá nhân. Cùng với việc lựa chọn vận dụng các phương pháp dạy học, giáo viên lựa chọn các biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp kỹ thuật dạy học có chức năng rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh như các kỹ thuật: Thảo luận nhóm, kỹ thuật nhà ga, khăn trải bàn, kỹ thuật 3 lần 3, kỹ thuật bắn bia, kỹ thuật bể cá vv…

- Hoạt động hóa người học bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho người học được làm việc và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, được học ngay từ những người bạn của mình trong môi trường nhóm lớp.

- Khuyến khích sự trao đổi, giao lưu giữa nhóm,các thành viên trong lớp, đảm bảo sự thống nhất giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp hợp tác, chia sẻ.

- Khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học và khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm của người học với các thành viên khác trong lớp.

Như vậy, dạy học theo hướng phát huy vai trò của người học đảm bảo các điều kiện để tác động tới xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện. Thực hiện biện pháp này có thể có những cách sau:

- Đổi mới phương pháp dạy học dù ở mức độ nào thì giáo viên cũng cần phải phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng giao tiếp và ứng xử của môi thành viên trong lớp học.

- Tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được thoải mái tranh luận, phát biểu chính kiến của mình, được khẳng định mình trước tập thể và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, hạn chế những thói quen chưa tôt như: làm biếng, không chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp, chỉ biết nghe cà ghi thụ động, thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong học tập và trong giao tiếp nói chung.

- Khuyến khích học sinh tham gia xây dựng bài bằng nhiều hình thức khác nhau, kích thích học sinh chủ động đưa ra những quan điểm, ý kiến cá nhân của mình trong quá trình giao tiếp.

Trong giờ giảng, giáo viên cần vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học dự án nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong tập thể, giữa giáo viên với học sinh, mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh.

Hoạt động học tập của học sinh trên lớp phải được thiết kế và tổ chức dưới dạng các hoạt động do chính bản thân người học tiến hành để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Phương pháp kiểm tra đánh giá phải có tác dụng hình thành phát triển năng lực và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho học sinh. - Mỗi giáo viên phải nỗ lực tìm hiểu, học hỏi và thực hiện đổi mới phương pháp như một nhu cầu tất yếu của mỗi nhà giáo bằng nhiều biện pháp khác nhau.

* Điều kiện thực hiện:

Giáo viên phải được nâng cao năng lực về thực hiện các phương pháp dạy học hợp tác, có kỹ năng tổ chức điều phối giữa hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Giáo viên phải có nghệ thuật trong giao tiếp sư phạm và khéo léo xử lý tình huống sư phạm xảy ra nhằm tạo môi trường giao tiếp thân thiện với học sinh, hình thành ở học sinh kỹ năng hành vi giao tiếp phù hợp.

Học sinh phải tích cực tham gia vào quá trình học tập, quá trình hoạt động của lớp, của Đoàn để trải nghiệm kiến thức, kỹ năng thái độ và bộc lộ năng lực giao tiếp cá nhân.

Nhà trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)