Sẵn sàng tiếp xúc với người lạ, không e ngại 25/145 17,24 Từ kết quả trên cho thấy, đối với các em học sinh những biểu hiện quan

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 52)

Từ kết quả trên cho thấy, đối với các em học sinh những biểu hiện quan trọng và cần thiết trong quá trình giao tiếp là:

Dễ dàng, tự nhiên khi mở đầu quá trình giao tiếp, trò chuyện

Chú ý lắng nghe trong khi giao tiếp

Diễn đạt ý nghĩ của mình ngắn gọn, dễ hiểu

Giữ được bình tĩnh trong các tình huống giao tiếp khác nhau Sẵn sàng tiếp xúc với người lạ, không e ngại

Như vậy, đối với các em học sinh, sự tự nhiên, dễ dàng mở đầu câu chuyện khi giao tiếp đối với bạn bè, thầy cô là một biểu hiện quan trọng trong khi sự chủ động trong giao tiếp với người lạ ngoài nhà trường không phải là một yêu cầu cần thiết trong giao tiếp.

Kết quả này tương đối trùng với kết quả thu được khi khảo sát việc tiếp xúc của các em với các thầy cô giáo và các bạn học cùng lớp, cùng trường:

- Đối với thầy cô giáo: 132/145 (91,03%) học sinh cảm thấy dễ dàng; 13/145(8,97%) học sinh cảm thấy bình thường; không có học sinh nào cảm thấy ngại tiếp xúc với giáo viên.

- Đối với bạn học cùng lớp: 137/145 (94,48%) học sinh cảm thấy dễ dàng; 8/145 (5,52%) học sinh cảm thấy bình thường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối với bạn học cùng trường: 109/145 (75,17%) học sinh cảm thấy dễ dàng; 36/145 (24,38%) học sinh cảm thấy bình thường.

- Đối với người lạ (không phải là thầy cô, bạn bè trong trường), 87/145 (60%) học sinh không e ngại chủ động tiếp xúc; 42/145 (28,97%) học sinh nếu được hỏi thì trả lời và 16/145 (11,03%) học sinh né tránh, ngại giao tiếp.

Khảo sát việc đánh giá của giáo viên về việc tiếp xúc của các em học sinh, chúng tôi thấy có 20/37 ý kiến của giáo viên cho rằng học sinh hoàn thoàn có thái độ dễ dàng trong giao tiếp với thầy cô: chiếm tỷ lệ 54,1%, 17/37 ý kiến cho rằng học sinh có thái độ bình thường chiếm tỷ lệ 45,9%, không có em nào ngại tiếp xúc với giáo viên. Khi tiếp xúc với người lạ thì học sinh lại có thái độ rụt rè hơn, thiếu tính chủ động trong quá trình giao tiếp điều này phản ánh đúng đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc nội trú vì chỉ 6/37 ý kiến đánh giá rằng học sinh chủ động trong quá trình giao tiếp chiếm tỷ lệ 16,22%, bên cạnh đó có 25/37 ý kiến cho rằng học sinh chỉ nói khi chủ thể giao tiếp hỏi chiếm tỷ lệ 67,5%; dặc biệt là có 6/37 ý kiến cho rằng học sinh né tránh người lạ chiếm tỷ lệ 16,22%.

Kiểm chứng kết quả trên chúng tôi khảo sát trên học sinh cho thấy kết quả hoàn toàn phù hợp về mặt số liệu thống kê, khi phỏng vấn một số học sinh các em trả lời là ngại tiếp xúc với người lạ vì thiếu tự tin và không biết nói gì. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của TS Phạm Hồng Quang về đặc điểm giao tiếp của học sinh dân tộc: Trong giao tiếp, các em học sinh thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kỹ năng định vị. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng...Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát...Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách của học sinh dân tộc...(Tổ chức dạy học cho HS dân tộc miền núi – TS Phạm Hồng Quang)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.2.1.Thực trạng về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt trong nhà trường vừa là một môn học bắt buộc, vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó trình kỹ năng sử dụng vốn từ Tiếng Việt trong học tập và giao tiếp có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng học tập các môn học và giao tiếp hàng ngày. Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ sử dụng Tiếng Việt của học sinh trường phổ thông DTNT và thu được kết quả ở Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Mức độ sử dụng Tiếng Việt (Tiếng Kinh) trong giao tiếp của học sinh trƣờng phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang

Stt Đối tƣợng giao tiếp

Mức độ Thƣờng

xuyên Đôi khi bao giờ Không

1 Bạn cùng dân tộc 87/145 60% 56 /145 38,62% 2/145 1,38% 2 Bạn khác dân tộc 122/145 84,14% 20/145 13,79% 3/145 2,07%

3 Ban thân thiết 126/145

86,9% 19/145 19/145 13,1% 0 4 Ban học cùng lớp 133/145 91,72% 12/145 8,28% 0 5 Bạn học cùng trường 111/145 76,56% 34/145 24,14% 0 6 Bạn ở cùng phòng nội trú 133/145 91,72% 12/145 8,28% 0

7 Với các thầy cô giáo 132/145

91,03% 13/145 13/145 8,97% 0 8 Với cha mẹ 30/145 20,69% 103/145 71,03% 12/145 8,28% 9 Những người khác ……… 130/145 89,65% 8/145 5,52% 0 Mức độ sử dụng Tiếng Việt của các em học sinh khi giao tiếp với mọi người tập trung vào các đối tượng giao tiếp:

Bạn ở cùng phòng nội trú: 91,72% Bạn học cùng lớp: 91,72%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với các thầy cô giáo: 91,03% Bạn thân thiết: 86,9%

Bạn khác dân tộc: 84,14% Những người khác: 89,65%

Đối tượng các em ít sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp là bạn cùng dân tộc (60%) và với cha mẹ (20,69%).

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết phần lớn các em sử dụng ngôn ngữ chính để giao tiếp là Tiếng Việt thỉnh thoảng đôi khi các em mới sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp. Điều này phù hợp với những quy định chung có tính chuẩn mực trong nhà trường. Kết quả trên cũng cho thấy môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt của học sinh DTTS là không thuần nhất. Trong khi học sinh bình thường được học tập, giao tiếp trong môi trường thuần tiếng Việt thì môi trường giao tiếp của các em học sinh DTTS lại hạn hẹp hơn. Khi học ở trường, các em được nghe thầy cô giảng bài, luyện đọc, luyện viết và giao tiếp bằng Tiếng Việt. Còn khi về với gia đình và cộng đồng, các em lại sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đây cũng là một trong những rào cản ảnh hưởng đến quá trình trau dồi và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của các em học sinh DTTS. Từ kết quả nêu trên cho thấy nhà trường, giáo viên cần quan tâm tăng cường hơn nữa các hoạt động để tạo môi trường giao tiếp đa dạng phong phú cho học sinh giúp học sinh tự tin, chủ động trong giao tiếp. Bởi các kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng của học sinh chỉ được hình thành phát triển thông qua tính tích cực hoạt động giao tiếp của chính các em học sinh.

2.3.2.2. Thực trạng về kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là khả năng quan tâm đến lời nói, tâm trạng, cảm xúc của đối tượng giao tiếp để tiếp nhận được những thông tin, nhu cầu của người nói. Lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp giúp cho con người hiểu biết,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gắn bó với nhau hơn, đồng thời giúp người khác hiểu rõ bản thân mình hơn. Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần thiết của con người, đặc biệt là đối với các em học sinh bậc học phổ thông đang học tập, lĩnh hội kiến thức và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách.

Kết quả khảo sát về kỹ năng lắng nghe của học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang thể hiện ở Bảng 2.7:

Bảng 2.7: Kỹ năng lắng nghe của học sinh trƣờng phổ thông DTNT trong quá trình giao tiếp.

stt Nội dung Lựa chọn Tỷ lệ %

1 Chăm chú lắng nghe 145 100

2 Vừa nghe vừa nhìn xung quanh 11 7,58

3 Mắt nhìn thẳng vào người nói chuyện 98 67,58

4 Tập trung vào vấn đề đang trao đổi 127 87,58

5 Giữ khoảng cách vừa đủ với người nói chuyện 125 86,2

6 Đứng thật gần để trao đổi 14 9,65

7 Đứng xa để giữ khoảng cách 21 14,48

8 Ngắt lời người nói khi đang trao đổi 15 10,34

9 Nhắc lại câu hỏi, câu trả lời nếu nghe chưa rõ 105 72,41

10 Nói thật to 24 16,55

11 Nói vừa đủ nghe 120 82,75

12 Cởi mở, thân thiện trong khi giao tiếp 102 70,34

13 Giữ bình tĩnh trong các tình huống giao tiếp 98 67,58

14 Quan tâm đến cử chỉ, thái độ của người nói 137 94,48

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)