Vài nét cơ bản về quá trình xây dựng và phát triển của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 41)

CỦA HỌC SINH TRƢỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH HÀ GIANG

2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1 Vài nét cơ bản về quá trình xây dựng và phát triển của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang thông DTNT tỉnh Hà Giang

Trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 18/02/1992. Nhiệm vụ của nhà trường là tuyển chọn và đào tạo trình độ THPT cho các em học sinh người dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tất cả các huyện trong toàn tỉnh, tạo nguồn cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cho vùng kinh tế - xã hội (KT - XH) còn chậm phát triển của tỉnh Hà Giang.

Tổng số học sinh của nhà trường từ năm học 2005 - 2006 đến nay giữ ở mức ổn định là 450 học sinh/năm với 22 dân tộc khác nhau đã và đang theo học tại trường. Về cơ cấu dân tộc cũng tương đối ổn định. Song về số lượng học sinh mỗi dân tộc còn chênh lệch tương đối lớn, chủ yếu là dân tộc Tày, H’Mông, Nùng, Dao. Về giới tính, tỷ lệ học sinh nam nhìn chung nhiều hơn học sinh nữ từ 5% đến 10%.

Trong những năm tới, theo định hướng của tỉnh Hà Giang, quy mô nhà trường sẽ tăng dần đảm bảo từ 600 đến 1.000 học sinh mỗi năm. Đây là một thử thách lớn đối với đội ngũ giáo viên và đội ngũ lãnh đạo quản lý nhà trường. Nhưng đồng thời cũng là niềm vui phấn khởi của ngành GD ĐT tỉnh Hà Giang, của tập thể nhà trường trong quá trình phát triển và mở rộng quy mô hệ thống trường DTNT.

Tập thể sư phạm nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng luôn luôn quan tâm đến vấn đề phát triển môi trường văn hóa giáo dục của nhà trường nói chung và môi trường giao tiếp cho học sinh nói riêng. Ngôn ngữ được sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng giao tiếp chung trong nhà trường là ngôn ngữ tiếng Việt nhằm tạo ra tiếng nói chung giữa học sinh của các dân tộc khác nhau cùng học tập dưới mái trường DTNT.

2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng

* Mục đích khảo sát:

Nhằm đánh giá thực trạng môi trường giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh phổ thông dân tộc thiểu số trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

* Nội dung khảo sát:

- Khảo sát về thực trạng môi trường giao tiếp của học sinh phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

- Khảo sát về thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

- Các biện pháp phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

* Phƣơng pháp khảo sát

- Sử dụng bảng hỏi, phiếu phỏng vấn và quan sát trực tiếp quá trình giao tiếp của học sinh phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

* Đối tƣợng khảo sát:

- Khảo sát 37 cán bộ quản lý và giáo viên của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

- Khảo sát 145 học sinh khối THPT của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)