Mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 78 - 80)

8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

3.2.4Mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng

ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng * Mục tiêu của biện pháp:

Mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh khỏi khuôn viên nhà trường nhằm tăng cường các mối quan hệ nhiều mặt cho học sinh, giúp các em có cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hội trải nghiệm và học tập, rèn luyện tốt, thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại là cho nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử trong giao tiếp của học sinh có sự thống nhất với nhau. Bởi bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức các mối quan hệ nhiều mặt cho học sinh, quá trình hình thành kỹ năng hành vi là quá trình chỉ được thực hiện thông qua hoạt động và bằng hoạt động của học sinh, nếu quan hệ xã hội của học sinh càng được mở rộng bao nhiêu càng tạo điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp bấy nhiêu.

* Nội dung và cách tiến hành

Tủy theo nội dung học tập của các môn văn hóa, xây dựng nội dung hoạt động ngoại khóa gắn kết giữa nội dung môn học với nội dung hoạt động nhằm huy động các nguồn lực tham gia, mở rộng quan hệ giao tiếp và phạm vi hoạt động cho học sinh, ví dụ: Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xây dựng bảo vệ môi trường, làm các dự án môn học có liên quan đến hoạt động thực tế ở địa phương, tham gia tìm hiểu lịch sử, địa lý của địa phương, tham gia khảo sát những vấn đề thực trạng kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương vv… Hoặc tổ chức tham gia cơ sở sản xuất nhằm ganứ lý thuyết với thực hành và giáo dục hướng nghiệp cho người học thông qua đó tăng cường nội dung, phạm vi giao tiếp cho học sinh.

Tùy theo chủ đề hoạt động của năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh như các hoạt động: Đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, hoạt động vì đời sống cộng đồng, hoạt động hành trình xanh, hoạt động văn hóa văn nghệ, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương vv…

Bằng cơ chế ràng buộc trách nhiệm, bằng tình cảm và vì lợi ích của gia đình và cộng đồng nhà trường cần lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng, cha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mẹ học sinh vào việc tạo ra và củng cố tất cả các thành tố, các phương diện, nội dung của môi trường giao tiếp, học tập. Có những việc tưởng như nhà trường mới có thể làm được nhưng trên thực tế, cha mẹ và các thành viên khác trong cộng đồng có thể tham gia trực tiếp và đem lại hiệu quả cao như: giáo dục các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, hỗ trợ về kinh phí theo khả năng có thể. Các tổ chức xã hội như: y tế, công an, cựu chiến binh, nghệ nhận, nghành văn hóa, hội khuyến nông…đều có ảnh hưởng đên môi trường học tập, môi trường giao tiếp trong nhà trường.

Nhà trường nên chủ động phối hợp và tạo nhiều cơ hội để gia đình và cộng đồng được tham gia thực hiện, được giám sát, đánh giá và góp ý với nhà trường bằng cách thường xuyên trưng cầu ý kiến của gia đình và cộng đồng thông qua các hình thức hoạt động trực tiếp, gián tiếp từ đó điều chỉnh, điều khiển hoạt động thực hành thực tế của học sinh một cách hiệu quả.

* Điều kiện thực hiện:

Nhà trường, giáo viên phải phát huy vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động giao lưu cho học sinh nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp và tạo môi trường giao tiếp cho người học.

Các lực lượng xã hội cần có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của cộng đống xã hội trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.

Cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 78 - 80)