* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
Cần có những văn bản mang tính pháp quy để chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các chương trình dạy kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp để tạo cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp lý cho các hoạt động xây dựng, phát triển môi trường giáo dục kĩ năng giao tiếp trong nhà trường.
Đồng thời, các cơ quan quản lý nên ủy quyền cho các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo nghiên cứu, xây dựng và tập huấn các chương trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho giáo viên các trường phổ thông DTNT để đảm bảo đội ngũ giáo viên tại các trường này đủ trình độ để giúp các học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết.
* Đối với Nhà trường
Cán bộ quản lý nhà trường, tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh và bản thân các em học sinh cần nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện các kĩ năng sống trong đó giáo dục kĩ năng giao tiếp có ý nghĩa thiết thực.
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội để làm tốt hơn nữa trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bố trí nguồn chi ngân sách hợp lý cho tổ chức hoạt động xây dựng, phát triển môi trường giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động này.
Nhà trường tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực giảng dạy kỹ năng giao tiếp cho giáo viên.
Hiệu trưởng cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện việc xây dựng văn hoá giao tiếp trong nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển môi trường giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em học sinh.
Giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, tích hợp các nội dung giáo dục làm phong phú nội dung bài giảng, thu hút sự tham gia của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học./.