Tính tích cực tham gia hoạt động của học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 36 - 39)

Trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng môi trường phát triển kỹ năng của học sinh người dân tộc thiểu số thì bên cạnh môi trường văn hóa giao tiếp của nhà trường và năng lực tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên được xem là yếu tố hỗ trợ thì có thể xem tính tích cực tham gia hoạt động của học sinh là yếu tố quyết định sự thành công trong việc thúc đẩy các em học sinh sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp. Bởi lẽ, chính bản thân mỗi em học sinh mới là nhân tố quyết định khả năng giao tiếp của mình, nếu môi trường văn hóa giao tiếp của nhà trường là môi trường văn hóa thân thiện, năng lực tổ chức hoạt động học tập của giáo viên tốt nhưng bản thân các em học sinh lại không chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, ngoại khóa…thì cũng không thể giúp bản thân các em nhanh chóng hình thành các kỹ năng giao tiếp hiệu quả được.

Trên quan điểm như vậy thì để phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động của các em học sinh, nhất là các em học sinh người dân tộc thiểu số vốn có đặc điểm tâm lý nhút nhát, khép kín, ít bộc lộ cảm xúc cần:

- Tăng cường kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể.

- Phát động trong học sinh tham gia dự thi làm đồ dùng dậy học sau các tiết học. Đây là cách để kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh đồng thời cũng là cơ hội để các em tham gia cải tiến giờ dạy có chất lượng cao hơn.

- Thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy tích cực để cho học sinh có điều kiện tích cực tham gia các hoạt động học tập, ngoại khóa. Bởi vì, nếu cứ dậy theo phương pháp truyền thống, thụ động “thầy giảng, trò nghe”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì bản thân người học sẽ có rất ít cơ hội để tham gia hoạt động. Thay vào đó là các phương pháp dậy học tích cực lấy học viên làm trung tâm như phương pháp làm việc nhóm, phương pháp giảng dậy qua hoạt động dã ngoại… thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các em học sinh tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó, trong một lớp học, số học sinh tích cực rất là ít, thường là những em có học lực và hạnh kiểm khá - giỏi, còn đa số là thụ động.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho có thể lôi cuốn tất cả học sinh tham gia.

- Tổ chức một số hoạt động sáng tạo, phát huy trí tuệ và năng lực hoạt động của học sinh như thuyết trình, lập báo cáo, làm mô hình kỹ thuật, viết phần mềm tin học, sáng tác thơ văn…

- Các tổ bộ môn cũng sẽ giao một số đề tài nghiên cứu nhỏ cho học sinh thực hiện như: sưu tầm tranh ảnh, tài liệu theo chủ đề…

- Để tạo thêm sân chơi cho học sinh, tuỳ vào sở trường của mình, các em có thể tham gia các CLB như CLB Tin học, CLB Thơ văn,...

- Triển khai giới thiệu cho học sinh những giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của địa bàn học sinh sinh sống.

- Trong những buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần…nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyện về tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của quê hương.

- Tạo điều kiện học sinh được tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách chủ động, được bộc lộ quan điểm, rèn luyện các kỹ năng và hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Tổ chức những hoạt động như hội chợ (vào dịp lễ, tết), hội thảo về phương pháp học tập, các buổi văn nghệ, trò chơi… để học sinh tự tham gia nhằm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng vào cuộc sống như thuyết trình, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp làm việc nhóm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận Chƣơng 1

Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là những biện pháp của chủ thể giao tiếp (giáo viên, cán bộ) và đối tượng giao tiếp (học sinh) nhằm tạo ra môi trường (vật chất và tinh thần) an toàn, thân thiện, các mối quan hệ xã hội chia sẻ, hợp tác trong học tập, rèn luyện cùng với các yếu tố tâm lý tích cực thúc đẩy người học tự giác, chủ động trong quá trình giao tiếp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu và nhiệm vụ học tập đề ra.

Môi trường văn hóa giao tiếp trong nhà trường chính là môi trường sư phạm, đó là những chuẩn mực về văn hóa giao tiếp trong việc dạy, học và cuộc sống hàng ngày. Quá trình hình thành nhân cách và sự phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao lưu cá nhân. Do đó, giáo dục nhà trường phải hướng vào việc xây dựng cho người học những định hướng đúng đắn để tiếp nhận những ảnh hưởng tích cực, đồng thời có khả năng chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường.

Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh DTNT cần quan tâm tới các nội dung: Xây dựng các chuẩn mực trong giao tiếp, văn hóa giao tiếp, phương pháp dạy học giáo dục hợp tác, tạo môi trường hoạt động đa dạng…Xây dựng môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh là một nội dung quan trọng trong xây dựng văn hóa nhà trường. Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, chia sẻ có khả năng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh là tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện, tạo sự công bằng trong giáo dục nhà trường./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)