Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)

8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

3.2.2 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh

* Mục tiêu của biện pháp:

Ngoài những hoạt động học tập trên lớp, học sinh có nhu cầu tham gia các hoạt động đa dạng khác nhằm phát triển năng khiếu, sở trường của các em. Các hoạt động đa dạng và hữu ích được coi như một biện pháp hỗ trợ giúp các em thêm yêu thích các hoạt động học tập ở trường. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động vui chơi phù hợp với lứa tuổi sẽ phát huy những khả năng, sức mạnh của mỗi học sinh, đặc biệt là tính tự tin, mạnh dạn trong quá trình giao tiếp. Nó có tác dụng rất lớn trong việc thu hút và hấp dẫn học sinh thể hiện tài năng, kinh nghiệm của mình là cơ hội để học sinh bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân trong quá trình giao tiếp. Đặc biệt là tổ chức các diễn đàn giúp các em nói lên tiếng nói của mình, thể hiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm vv…. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục là nhằm tạo ra môi trường học tập, rèn luyện an toàn, chia sẻ cho học sinh trải nghiệm kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân thông qua đó củng cố, phát triển tri thức và kĩ năng cho học sinh, giúp các em hình thành tình cảm niềm tin phù hợp đối với các chuẩn mực xã hội và chuẩn mực giao tiếp trong nhà trường.

* Nội dung và cách thực hiện:

Giáo viên phải tăng cường tổ chức hoạt dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm để tạo môi trường hoạt động giao tiếp cho học sinh dân tộc nội trú, thông qua môi trường hoạt động giáo dục học sinh. Gắn nội dung hoạt động giáo dục với các nội dung tri thức hoạt tập, rèn luyện nhằm tăng cường mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Các hoạt động giáo dục lựa chọn phải có tác dụng rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng nói, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chia sẻ v…v.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn cứ vào mục tiêu, chương trình của từng chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm tích hợp các nội dung hoạt động có khả năng rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, tạo môi trường hoạt động và thu hút học sinh tích cực tham gia.

Khi tổ chức các hoạt động phải tính đến điều kiện cho phép của nhà trường và đặc trưng tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số với những nét đặc thù của từng dân tộc khác nhau, để tạo ra sự hòa đồng giữa các học sinh dân tộc. Các hoạt động đó phải có tác dụng thu hút, hấp dẫn đối với học sinh và mục tiêu chủ yếu là giúp các em cảm thấy thoải mái, vui tươi, tăng hứng thú học tập, yêu thầy, mến bạn, tạo ra một môi trường thân thiện tạo động lực để học sinh dân tộc hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình.

Tổ chức Đoàn là lực lượng tiên phong trong quá trình tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Các hoạt động phong trào như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hội thi, hội diễn chào mừng kỉ niệm, các chủ đề thảo luận về các vấn đề ở địa phương và đất nước, các buổi gặp gỡ, nói chuyện cần được tổ chức thường xuyên. Nhằm tăng cường tính tự chủ của học sinh trong quá trình giao tiếp, giúp các em có nhiều cơ hội trải nghiệm kỹ năng hành vi của mình trong hoạt động giao tiếp. Đồng thời coi đây là cơ hội để học sinh dân tộc khác nhau khảng định tiếng nói riêng của mình trong hoạt động chung của tập thể.

Tăng cường các hoạt động gắn với địa phương như chăm sóc di tích lịch sử, tham gia bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, hay vệ sinh nơi công cộng hay các hoạt động từ thiện ở địa phương nhằm tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng, giúp học sinh mở rộng phạm vi giao tiếp ra khỏi khuôn viên nhà trường, tạo ra sự đa dạng phong phú về nội dung và hình thức giao tiếp cho học sinh dân tộc nội trú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh khi tiến hành các hoạt động nhằm thu hút sự hứng thú của học sinh đồng thời giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh. Giúp học sinh kế thừa những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của dân tộc và của người lao động.

Trong các hoạt động giáo viên nên khuyến khích học sinh thi đua lập thành tích giữa các tổ trong lớp, các lớp trong trường để tạo nên một không khí sôi nổi, hào hứng.

Trong điều kiện cụ thể của nhà trường, điều cốt yếu là xác định rõ thứ tự ưu tiên cho các hoạt động. Các hoạt động trọng tâm bao giờ cũng được ưu tiên về tài chính, công sức và thời gian, dặc biệt cần quan tâm đến các hoạt động liên quan đến học tập.

* Điều kiện thực hiện:

Cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục

Hoạt động giáo dục không làm ảnh hưởng tới hoạt động dạy học trong các giờ chính khóa.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)