vào nội dung câu chuyện
22 15,17
Trong giao tiếp, học sinh của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang đã có được một số kỹ năng lắng nghe cơ bản như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Quan tâm đến cử chỉ, thái độ của người nói Giữ khoảng cách vừa đủ với người nói chuyện Tập trung vào vấn đề đang trao đổi
Nói vừa đủ nghe
Đây là một kết quả tương đối khả quan thể hiện sự phát triển và hoàn thiện về kỹ năng sống của học sinh. Các em đã biết tự điểu chỉnh, học hỏi để biết cách giao tiếp hiệu quả với mọi người. Môi trường học tập “nội trú” đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong việc tiếp xúc và thiết lập các mối quan hệ giao tiếp như: quan hệ giáo viên - học sinh; quan hệ bạn – nhóm bạn (cùng nhóm – khác nhóm); quan hệ với các cán bộ, nhân viên nhà trường; các đối tượng ngoài nhà trường...Với đặc điểm quản lý việc học tập, sinh hoạt tập trung cho nên học sinh ở trường DTNT có điều kiện giao tiếp thường xuyên với thầy cô, bè bạn và các lực lượng giáo dục. Môi trường học tập “nội trú” là một môi trường giao tiếp sư phạm có ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng, phát triển và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh DTTS.
2.3.2.3. Thực trạng về kỹ năng chia sẻ
Học tập trong trường nội trú, việc chia sẻ tâm tư tình cảm hay những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải trong học tập và sinh hoạt hàng ngày là một nhu cầu thiết yếu, chính đáng của các em. Trong giai đoạn giàu “cảm xúc thái độ” của lứa tuổi mới lớn, khi có nhu cầu bày tỏ quan điểm thái độ, chia sẻ tình cảm, học sinh trường phổ thông DTNT sẽ chia sẻ với ai? Kết quả khảo sát của chúng tôi thu được như sau:
Đầu tiên các em muốn chia sẻ với bố mẹ; tiếp theo là anh chị em ruột; và thứ tự thứ 3 là bạn bè thân thiết. Ba đối tượng cuối cùng các em tìm đến để chia sẻ là: thầy cô giáo chủ nhiệm lớp (thứ tự thứ 6); bạn học cùng lớp (thứ tự thứ 7) và trung tâm tư vấn của trường (thứ tự thứ 8).
Tuy nhiên so với kết quả khảo sát trên giáo viên lại có sự khác biệt, theo các thầy cô giáo, khi có nhu cầu cần chia sẻ, học sinh sẽ gặp gỡ: Bạn bè cùng lớp (thứ tự thứ 1); thầy, cô giáo chủ nhiệm (thứ tự thứ 2) và bố mẹ (thứ tự thứ 3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, đối tượng mà các em tìm đến khi có nhu cầu chia sẻ không phải là giáo viên chủ nhiệm lớp, thậm chí trong bảng đánh giá, các em ưu tiên lựa chọn các thầy cô giáo thân thiết (thứ tự thứ 5) trước thầy cô giáo chủ nhiệm lớp (thứ tự thứ 6). Điều này hoàn toàn hợp lý với những kết quả khảo sát về nội dung chia sẻ của các em với các thầy cô giáo:
Về nội dung học tập (100 %).
Về cuộc sống hàng ngày ở khu nội trú (70,27%).
Về những khó khăn trong học tập và cuộc sống hàng ngày ( 64,86%). Với các thầy cô giáo, chủ yếu các em chia sẻ về những nội dung liên quan đến học tập, còn việc chia sẻ tâm tư, tình cảm các em thường chia sẻ với những người gần gũi, thân thiết với mình. Với bạn bè, các em thường chia sẻ về những vấn đề:
Về nội dung học tập (97 %)
Về những dự định trong tương lai (86,2%)
Về thông tin văn hoá, ca nhạc, phim ảnh (73,45%) Về gia đình hoặc những người thân thiết (55,17%)
Có thể thấy rằng, nội dung chia sẻ của các em với bạn bè có nhiều sự khác biệt với các thầy cô giáo. Từ kết quả này, vấn đề các thầy cô giáo cần quan tâm là phải gần gũi, thân thiện hơn nữa với học sinh để trở thành chỗ dựa tin cậy đối với các em.Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh DTTS, kỹ năng chia sẻ giúp các em cảm nhận được sự đồng cảm, yêu thương khi phải sống xa gia đình, đồng thời giúp các em sống nhân văn, nhân ái, biết quan tâm, sống có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình.
2.3.2.4. Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm
Khảo sát về mức độ thường xuyên của học sinh tham gia các hoạt động nhóm, cả giáo viên (73%) và học sinh (85,5%) đều khẳng định việc tổ chức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
và tham gia thường xuyên các hoạt động của nhà trường. Qua trao đổi với các thầy cô giáo chúng tôi được biết, nhà trường đã và đang tích cực đổi mới các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Nhiều hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, hội diễn thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ, tham quan, diễn đàn theo chủ đề, sinh hoạt câu lạc bộ, các bài học được thiết kế trên giáo án điện tử, các game show, thực hành giải quyết tình huống, thảo luận nhóm...được tổ chức giúp các em tăng thêm hứng thú học tập, củng cố kiến thức, hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá của các di tích lịch sử, tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc...Kết quả khảo sát trước đó về lý do mà em thích được học ở trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang cũng đã có 25,5% học sinh đưa ra lý do vì trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá.
Khi tham gia các hoạt động nhóm, học sinh trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang thường làm gì? Ý kiến của các giáo viên và học sinh khá thống nhất trong kết quả của Bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8: Sự tham gia của học sinh trong các hoạt động nhóm
stt Sự tham gia trong nhóm Ý kiến GV
(%)
Ý kiến HS (%)
1 Mong muốn được làm trưởng nhóm 24,32 16,55
2 Chủ động đề xướng, tổ chức các hoạt động tập thể 35,14 57,24