8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp.
Để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của chuyên gia và ý kiến của cán bộ quản lí, giáo viên của trường phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang.
- Mục đích khảo nghiệm: Nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Nội dung khảo nghiệm: Chúng tôi đã thăm dò ý kiến chuyên gia bằng các câu hỏi có nội dung như sau: Những biện pháp đã đề xuất có tính khả thi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không? Mức độ thể hiện? Và nó tác động như thế nào đối với việc xây dựng văn hoá giao tiếp của nhà trường?
- Phương pháp: Xây dựng bảng hỏi, sau đó chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ quản lí và giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú theo hệ thống câu hỏi phần phụ lục và thu được kết quả sau đây:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp xây dựng môi trƣờng phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trƣờng phổ thông DTNT tỉnh Hà Giang. Stt Các biện pháp Mức độ Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1 Xây dựng các chuẩn mực ứng xử giao tiếp trong trường học trong trường học
37/37 100% 100%
2
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
7/37 19% 19%
30/37 81% 81%
3
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho học sinh
37/37 100% 100%
4
Mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng
37/37 100% 100%
5
Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp 28/37 75,7% 9/37 24,2% 6
Thành lập tổ tư vấn học đường, tạo môi trường chia sẻ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú
37/37 100% 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy, các biện pháp đề xuất đều mang tính khả thi, duy nhất có 24,2% cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng biện pháp phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là chưa có tính khả thi. Khi phỏng vấn cô giáo Triệu Thị Chính – Hiệu trưởng nhà trường về vấn đề trên, chúng tôi nhận thấy với chương trình hiện hành dành cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú là tương đối nặng vì vậy việc đầu tư của giáo viên vào chương trình tự chọn là chưa nhiểu, bên cạnh đó trình độ nhận thức, kỹ năng của học sinh dân tộc thiểu số có nhiều điểm hạn chế.
Về những tác động của các biện pháp đối với việc xây dựng văn hoá giao tiếp của trường phổ thông DTNT Hà Giang, qua trao đổi với các giáo viên trong trường chúng tôi nhận thấy, hầu hết các giáo viên đều cho rằng các biện pháp đều phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng học sinh dân tộc nội trú; phù hợp với điều kiện giáo dục thực tiễn của nhà trường; phù hợp với năng lực của số đông giáo viên, cán bộ nhà trường…Bên cạnh đó, những biện pháp được đề xuất phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện và xây dựng văn hoá nhà trường trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là phù các tiêu chí của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang được ngành giáo dục đã và đang triển khai. Đây là điều đáng khích lệ đối với kết quả nghiên cứu của đề tài bởi các biện pháp đề xuất đã có ý nghĩa thực tiễn cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận Chƣơng 3
Xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông là một nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường nói chung và của trường phổ thông DTNT nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Việc phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục nhà trường để đáp ứng với những đòi hỏi của thực tiễn giáo dục trong tình hình mới. Để góp phần nâng cao hiệu quả của việc phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, giáo dục nhà trường cần thiết phải thực hiện phối hợp đồng bộ các biện pháp sau đây:
Xây dựng các chuẩn mực ứng xử giao tiếp trong trường học.
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phối hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể tạo môi trường giao tiếp cho học sinh.
Mở rộng phạm vi giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại gắn kết giữa nhà trường với cộng đồng.
Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Thành lập tổ tư vấn học đường, tạo môi trường chia sẻ phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú.
Các biện pháp trên được đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng phát triển môi trường giáo dục và kết quả khảo sát thực trạng môi trường giao tiếp và kỹ năng giao tiếp cho học sinh phổ thông DTNT. Các giải pháp khi thực hiện cần phải tiến hành song song, không nên coi nhẹ bất kì một giải pháp nào để có thể đạt được kết quả như mong muốn. Các biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm và cho kết quả về tính khả thi cao. Đây là một thực tiễn quan trọng để nhà trường có thể áp dụng các biện pháp này vào việc phát triển môi trường giáo dục các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho học sinh./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn