Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 80 - 83)

8 Giúp học sinh tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

3.2.5.Phát triển chương trình giáo dục dành cho địa phương gắn với nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp

dung giáo dục kỹ năng giao tiếp

* Mục tiêu của biện pháp:

Mặc dù nội dung, chương trình dạy học, giáo dục là thống nhất trong cả nước nhưng sẽ có những nội dung chưa thật phù hợp với từng địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoặc có những nội dung cần được điều chỉnh và bổ sung thêm cho phù hợp với đặc trưng của văn hóa vùng miền, phù hợp với năng lực trình độ của học sinh dân tộc thiểu số, phù hợp với khả năng giao tiếp của học sinh. Nội dung học tập, giáo dục luôn phải gắn liền với thực tiễn, phù hợp với thực tiễn địa phương tạo cho học sinh cảm giác thân quen, gần gũi trong quá trình học tập, thông qua đó mở rộng nội dung, phạm vi giao tiếp cho học sinh dân tộc, phát huy tính tự chủ của học sinh trong quá trình giao tiếp.

* Nội dung và cách thực hiện:

Nhà trường, tổ bộ môn cần có sự thống nhất trong chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục dành cho địa phương và quán triệt việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục một cách hiệu quả khi giảng dạy, ngoài việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử địa phương, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh được tham quan thực tế. Giáo viên cần sưu tầm tư liệu về địa phương để nâng cao hiểu biết cho học sinh và tăng hứng thú học tập cho các em trong các giờ học.

Nhà trường chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu giáo dục dành cho địa phương. Cần tập hợp các chuyên gia, các nhà hoạt động văn hóa, nghệ nhân, những người am hiểu về địa phương tham gia biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương thuộc các môn học khác nhau. Trong quá trình biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện cần phải quan tâm đến nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh biết giữ gìn các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ví dụ: Môn Văn cần tham khảo các tài liệu về văn hóa, ngôn ngữ Tày – Nùng và các tác phẩm sáng tác bằng tiếng Tày – Nùng, các đề tài về địa phương hoặc các tác giả là người địa phương. Công việc này giúp giáo viên và học sinh xóa dần khoảng cách về ngôn ngữ và giao tiếp, giảm mặc cảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dân tộc, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, trong học tập và trong rèn luyện. Đối với giáo dục nghệ thuật và hoạt động văn hóa, văn nghệ : giáo viên cần giới thiệu và chọn lọc vốn âm nhạc truyền thống, một số làn điệu dân ca dân tộc thiểu số, các nhạc cụ dân tộc và hướng dẫn học sinh sưu tầm vốn âm nhạc dân gian địa phương, biết tập và hát các bài hát của dân tộc mình.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được thiết kế theo chủ đề gắn với tình hình thực tiễn văn hóa, chính trị ở địa phương nhằm tăng cường nội dung giáo dục dành cho địa phương.

Chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với việc phát triển nguồn lực ở địa phương nhằm có định hướng đúng cho sự phát triển của địa phương.

Việc tăng cường bổ sung nội dụng giáo dục địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu biết và yêu quí quê hương mình mà còn giúp các em cảm thấy gần giũ với thầy cô, bạn bè, giúp các em tự tin trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, việc bổ sung nội dung giáo dục địa phương thường gặp một số khó khăn trong quá trình giảng dạy, giáo dục vì tính định hướng chưa cụ thể, rõ ràng đối với từng môn học, thiếu những chuyên gia đầu ngành am hiểu sâu sắc về bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương vv... Để khắc phục những khó khăn đó, nhà trường cần tạo mọi điều kiện để giáo viên đươc hỗ trợ về mọi mặt cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa địa phương. Đồng thời, giáo viên cần được tư vấn, tập huấn về cách thức tổ chức thực hiện việc bổ sung nội dung giáo dục văn hóa địa phương trong dạy học góp phần xây dựng môi trường phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

* Điều kiện thực hiện:

Nhà trường cần chủ động khai thác các giá trị văn hóa của địa phương trong dạy học tự chọn, giáo viên cần có năng lực chuyên môn sâu và hiểu biết về văn hóa địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần có tài liệu hướng dẫn về tổ chức thực hiện chương trình tự chọn dành cho địa phương.

Cần có sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương trong tổ chức thực hiện các nội dung dạy học, giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang (Trang 80 - 83)