2.1.1. Tình hình bất động sản thế giới
Vào nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ Mỹ, tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới. Dưới ảnh hưởng của tình hình kinh tế bất ổn, thị trường bất động sản thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và khi giá bất động sản tiếp tục giảm. Những thị trường lớn như Tokyo, Seoul hay Singapore bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Việc mở rộng kinh doanh và phát triển thị trường gần như là không thể khi phần lớn các doanh nghiệp đang phải đặt mục tiêu tồn tại và duy trì hoạt động lên trên hết.
Trong bối cảnh đó, không ngạc nhiên khi hầu hết các thị trường văn phòng cho thuê tại các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhu cầu thuê văn phòng mới gần như không có, giá cho thuê sụt giảm, cùng với việc bùng nổ xây dựng cao ốc văn phòng trong mấy năm trở lại đây ở Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải hay TPHCM đã làm mất cân bằng cung cầu.
Giá thuê văn phòng ở Singapore giảm đến 50% trong năm 2009, và tiếp tục giảm sâu trong những năm sau.
Tương tự như thị trường văn phòng, thị trường bán lẻ cũng không thoát khỏi suy thoái, tuy ảnh hưởng có thể nhẹ hơn. Việc xây dựng các khu mua sắm và siêu thị lớn gần như đình trệ hoàn toàn. Có thể thấy thị trường này đã không còn hấp dẫn nữa.
Năm 2011 đã khép lại với nhiều biến cố của thị trường bất động sản. Với giới đầu cơ, đó chính là sự đổ vỡ của một “bong bóng” được thổi lên trong nhiều năm qua.
2.1.2. Tình hình bất động sản tại Việt Nam
Sau một thời gian tăng trưởng thì tới năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam lại có dấu hiệu bất ổn, gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, giá xây dựng tăng, bắt buộc phải thắt chặt tín dụng nên tốc độ hoàn vốn của các dự án chậm.
Ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01. Theo đó, ngân hàng siết
chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, so với năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%).
Tác động lớn nhất từ việc thắt tín dụng vào BĐS là thị trường bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cung giảm, cầu giảm, nợ xấu tăng. Chỉ trong vòng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 giá đất nền tại 70% các khu đô thị mới nằm ở ven nội thành Hà Nội đều giảm giá. Đáng chú ý, các dự án phía Tây có mức tụt giá lên đến 20-30% như Kim Chung Di Trạch, Gelexinco Lê Trọng Tấn, Văn Phú, Vân Canh…
Năm 2011 lại đánh dấu một năm giảm sút nghiêm trọng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS, và là năm đạt con số thấp nhất trong 5 năm qua. Cụ thể, năm 2008 đạt khoảng 23,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 6,8 tỷ USD trong khi đó năm 2012 vốn FDI vào BĐS chỉ đạt 741.63 triệu USD, thấp kỷ lục so với những năm trước đó.
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện vốn FDI vào BĐS trong những năm qua
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó khăn về tài chính vì vậy không thể tiếp tục mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng đang gặp rất nhiều vấn đề như không có tính thanh khoản, giá giảm mạnh vì vậy không tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy thị trường BĐS Việt Nam hiện nay còn không ít khó khăn nhưng đã có định hướng phát triển lành mạnh trong tương lai. Với Chỉ thị 2196/CT-TTg ban hành ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, các nhà đầu tư có thể tìm thấy cho mình một hướng đi phù hợp với thực tế thị trường và những điều kiện mà chính sách hỗ trợ.