Kiểm soát và đánh giá kế hoạch

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạch định chiến lược Marketing cho Công ty Cổ phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal (Trang 33 - 107)

Ngay cả khi doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng với một kế hoạch chặt chẽ, nguồn lực đầy đủ và tất cả các kỹ năng phù hợp, thì doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những bất ngờ trong quá trình thực hiện kế hoạch marketing của mình.

Việc kiểm tra và giám sát thường xuyên các hoạt động marketing có thể giúp công ty xử lí kịp thời các sự cố ngoài mong đợi này. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát phải tiến hành trong mỗi giai đoạn của kế hoạch marketing.

1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG

Chương này giúp ta làm rõ bản chất của chiến lược Marketing, các khái niệm cũng như vai trò, tầm quan trọng của chiến lược Marketing. Chiến lược Marketing nói dễ hiểu hơn là: chiến lược Marketing giống như công việc soạn nhạc của một nhạc sĩ mà thành phần của nó là những nốt nhạc. Nếu người soạn nhạc (ở đây là nhà quản lý_người hoạch định các chiến lược Marketing) mà giỏi, thì bản nhạc sẽ hay, doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả.

Trong đó, chương này chú trọng triển khai quy trình hoạch định chiến lược marketing cho công ty. Quy trình này gồm nhiều bước nhưng đòi hỏi các bước này cần phải ăn khớp, bổ trợ cho nhau để đưa ra một bản kế hoạch marketing hoàn chỉnh và hiệu quả. Quy trình xuất phát từ mục tiêu phát triển chiến lược của công ty, từ đó triển khai phân tích thị trường cả bên ngoài và bên trong nhằm tìm ra được đối tượng khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Công tác nghiên cứu được sự hỗ trợ của các mô hình phân tích: tháp nhu cầu MASLOW giúp ta phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, mô hình phân tích SWOT được sử dụng trong phân tích môi trường cạnh tranh.

Như vậy, trên cơ sở lý thuyết đề ra ở chương 1, đó sẽ là chìa khóa để người đọc tìm hiểu những chương sau. Tất cả những lý thuyết được đề cập ở chương 1 như là những viên gạch đầu tiên giúp ta có cái nhìn sơ bộ cũng như trả lời được một số câu hỏi quan trọng như: Chiến lược Marketing là gì? Vai trò của chiến lược Marketing?...

Các khái niệm được định nghĩa được đề cập ở trong chương này được chọn lọc và trích lọc từ các cuốn sách của các tác giả trong và ngoài nước, các cuốn sách giáo khoa thông dụng, các bài báo, tạp chí… Một số khác được thu thập từ các website kinh tế - xã hội. Nội dung lý thuyết trong chương này đều được trích dẫn nguồn trung thực và chính xác, giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm các nội dung này khi cần thiết.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMREAL

Thị trường bất động sản luôn vận hành mang tính chu kỳ, có những giai đoạn phát triển cực thịnh xen kẽ với những thời điểm khó khăn. Chính vì thế, chỉ những công ty chuyên nghiệp, có định hướng phát triển phù hợp, nội lực mạnh mẽ mới có thể tồn tại dài lâu và mang lại lợi ích cho xã hội. Trong gần tám năm qua, thông qua việc đầu tư các dự án như Phú Lợi 1, Sacomreal Hòa Bình, Belleza… và phân phối hàng loạt dự án cho các nhà đầu tư khác trên cả nước, Sacomreal đã dần khẳng định được sức mạnh và uy tín thương hiệu trên thị trường. Chúng tôi không chỉ có một lực lượng nhà đầu tư thứ cấp luôn đồng hành mà nhiều người dân khi có nhu cầu về nhà ở cũng nghĩ ngay đến các dự án do Sacomreal làm chủ đầu tư. (Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN2.1.1. Tình hình bất động sản thế giới2.1.1. Tình hình bất động sản thế giới 2.1.1. Tình hình bất động sản thế giới

Vào nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt nguồn từ Mỹ, tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới. Dưới ảnh hưởng của tình hình kinh tế bất ổn, thị trường bất động sản thế giới đã phải đối mặt với nhiều khó khăn và khi giá bất động sản tiếp tục giảm. Những thị trường lớn như Tokyo, Seoul hay Singapore bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Việc mở rộng kinh doanh và phát triển thị trường gần như là không thể khi phần lớn các doanh nghiệp đang phải đặt mục tiêu tồn tại và duy trì hoạt động lên trên hết.

Trong bối cảnh đó, không ngạc nhiên khi hầu hết các thị trường văn phòng cho thuê tại các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhu cầu thuê văn phòng mới gần như không có, giá cho thuê sụt giảm, cùng với việc bùng nổ xây dựng cao ốc văn phòng trong mấy năm trở lại đây ở Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải hay TPHCM đã làm mất cân bằng cung cầu.

Giá thuê văn phòng ở Singapore giảm đến 50% trong năm 2009, và tiếp tục giảm sâu trong những năm sau.

Tương tự như thị trường văn phòng, thị trường bán lẻ cũng không thoát khỏi suy thoái, tuy ảnh hưởng có thể nhẹ hơn. Việc xây dựng các khu mua sắm và siêu thị lớn gần như đình trệ hoàn toàn. Có thể thấy thị trường này đã không còn hấp dẫn nữa.

Năm 2011 đã khép lại với nhiều biến cố của thị trường bất động sản. Với giới đầu cơ, đó chính là sự đổ vỡ của một “bong bóng” được thổi lên trong nhiều năm qua.

2.1.2. Tình hình bất động sản tại Việt Nam

Sau một thời gian tăng trưởng thì tới năm 2008, thị trường bất động sản Việt Nam lại có dấu hiệu bất ổn, gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, giá xây dựng tăng, bắt buộc phải thắt chặt tín dụng nên tốc độ hoàn vốn của các dự án chậm.

Ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01. Theo đó, ngân hàng siết

chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, so với năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%).

Tác động lớn nhất từ việc thắt tín dụng vào BĐS là thị trường bước vào vòng xoáy lao dốc khi tính thanh khoản giảm sút, cung giảm, cầu giảm, nợ xấu tăng. Chỉ trong vòng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2011 giá đất nền tại 70% các khu đô thị mới nằm ở ven nội thành Hà Nội đều giảm giá. Đáng chú ý, các dự án phía Tây có mức tụt giá lên đến 20-30% như Kim Chung Di Trạch, Gelexinco Lê Trọng Tấn, Văn Phú, Vân Canh…

Năm 2011 lại đánh dấu một năm giảm sút nghiêm trọng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS, và là năm đạt con số thấp nhất trong 5 năm qua. Cụ thể, năm 2008 đạt khoảng 23,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 6,8 tỷ USD trong khi đó năm 2012 vốn FDI vào BĐS chỉ đạt 741.63 triệu USD, thấp kỷ lục so với những năm trước đó.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện vốn FDI vào BĐS trong những năm qua

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó khăn về tài chính vì vậy không thể tiếp tục mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng đang gặp rất nhiều vấn đề như không có tính thanh khoản, giá giảm mạnh vì vậy không tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy thị trường BĐS Việt Nam hiện nay còn không ít khó khăn nhưng đã có định hướng phát triển lành mạnh trong tương lai. Với Chỉ thị 2196/CT-TTg ban hành ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, các nhà đầu tư có thể tìm thấy cho mình một hướng đi phù hợp với thực tế thị trường và những điều kiện mà chính sách hỗ trợ.

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY2.2.1. Tổng quan về công ty2.2.1. Tổng quan về công ty 2.2.1. Tổng quan về công ty

 Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín

 Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Real Estate Joint Stock Company  Tên viết tắt: Sacomreal

 Biểu tượng logo:

 Trụ sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP. HCM  Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng (20/06/2010)  Điện thoại: (84-8) 3824 9988 – 3824 9966  Fax: (84-8) 3824 9977  Website:www.sacomreal.com.vn  Email: info@sacomreal.com  Lĩnh vực hoạt động:

- Đầu tư – kinh doanh bất động sản.

- Đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư.

- Đầu tư ngành năng lượng.

- Tư vấn và tiếp thị bất động sản.

- Tư vấn đầu tư, xây dựng, đấu thầu.

- Quản lý bất động sản và dự án đầu tư.

- Dịch vụ về nhà đất và bán đấu giá tài sản.

- Xây dựng công trình dân dụng, kỹ thuật và trang trí nội thất.

- Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng.

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển được tóm tắt qua sơ đồ:

2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacomreal trong 3 năm 2009, 2010, 2011

ĐVT : Tỷ Đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2009 &2010 Chênh lệch 2010 & 2011 +/- ∆ % +/- ∆ % Doanh thu thuần 108.865 1117.066 637.300 1008.201 926% (479.766) -43% Lợi nhuận gộp 57.568 60.681 162.550 3.113 5% 101.869 168% Lợi nhuận trước thuế 76.095 589.288 44.559 513.193 674% (544.729) -92% Lợi nhuận sau thuế 53.522 422.662 17.042 369.14 690% (405.62) -96%

[Nguồn: Phòng kinh doanh]

Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện doanh thu của Công ty từ năm 2009 đến 2011

Qua bảng & biểu đổ trên ta thấy:  So sánh năm 2009 & 2010:

Doanh thu thuần của công ty năm 2010 là 1117.066 tỷ đồng, có sự tăng trưởng vượt bậc, gấp hơn 10 so với doanh thu năm 2009. Năm 2009, doanh thu từ hoạt động tài chính đóng góp tỷ trọng khá lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty, trong đó chủ yếu là lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi từ chênh lệch mua bán chứng khoán, chuyển nhượng chứng khoán, cổ tức và lợi nhuận được chia.

Từ nửa cuối năm 2009, cùng với những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, thị trường bất động sản dần sôi động trở lại. Đón đầu xu thế mới, công ty đã tập trung vốn để thực hiện các dự án, tung sản phẩm ra thị trường. Doanh thu năm 2010 chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên do giá vốn hàng bán của công ty lại chiếm đến 99% doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, cho nên lợi nhuận gộp chỉ đạt được 60.681 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 422.622 tỷ đồng, cao nhất từ năm 2007 đến nay. Mức lợi nhuận như trên có được từ sự đóng góp của hoạt động tài chính.

So sánh năm 2011 & 2010:

Doanh thu giảm từ 1117.066 tỷ đồng xuống còn 637.3 tỷ đồng, giảm tuyệt đối 479.766 tỷ đồng, tương ứng 43%.

Vì tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí. Do đó lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 giảm khá nhiều so với năm 2010: Lợi nhuận sau thuế giảm từ 422.662 tỷ đồng xuống còn 17.042 tỷ đồng, giảm tuyệt đối 405.62 tỷ đồng, tương ứng với 96%.

Nguyên nhân của sự biến động lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là do công ty đã trả các khoản nợ vay ngắn hạn, làm cho các khoản vay ngắn hạn giảm.

2.2.5. Hoạt động Marketing của công ty trong những năm vừa qua

Từ mục tiêu ban đầu của Sacomreal là tập trung mở rộng và chuyên nghiệp hóa các hoạt động thương mại – dịch vụ bất động sản, Sacomreal đã nghiên cứu và lần lượt đưa ra thị trường nhiều dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân và được xã hội đánh giá cao. Bên cạnh việc phát triển những dịch vụ mang tính xã hội, Sacomreal còn đẩy mạnh dịch vụ tư vấn – tiếp thị và phân phối độc quyền các sản phẩm bất động sản. Doanh thu từ môi giới kinh doanh dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu doanh thu. Và, song song với những hoạt động trên, Sacomreal cũng chính thức trở thành chủ đầu tư của nhiều dự án với tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn và hàng chục ngàn tỷ đồng. Tiếp nối theo đó, Sacomreal đã và đang xúc tiến triển khai và liên kết hợp tác đầu tư dưới nhiều hình thức với các đối tác trong và ngoài nước. Để đáp ứng quy mô phát triển mạnh mẽ như vậy, Sacomreal đã dần chuyển hóa và hoàn thiện các hoạt động Marketing theo hướng chuyên môn hoá.

2.2.5.1. Các chiến lược liên quan đến sản phẩm

Chiến lược sản phẩm

Ngày nay, Sacomreal cần phải làm sao để khi nói đến bất động sản, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến Sacomreal. Hình ảnh Sacomreal giờ đây cần xây dựng trong tâm trí khách hàng không chỉ đơn thuần là công ty môi giới, là các biệt thự, chung cư cao cấp mà là cả một tập đoàn về bất động sản. Đó cũng chính là mục tiêu của Sacomreal. Chính vì vậy mà việc hoạch định chiến lược liên quan đến sản phẩm luôn được doanh nghiệp quan tâm. Dưới đây là những cách mà Sacomreal đã thực hiện để đưa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn và đáp ứng nhu cầu của họ: - Logo và Slogan của sản phẩm/dịch vụ:

Việc xây dựng Logo và Slogan của mỗi một dự án là cơ sở để Sacomreal tạo nên một sự khác biệt trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Lợi ích của việc xác định Logo và Slogan của mỗi một dự án đã giúp cho quá trình định vị sản phẩm trở nên vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Chúng ta có thể lấy dự án gần đây nhất của Sacomreal ra làm ví dụ : Câu Slogan “ Đắc Địa Thế, Đắc Anh Tài” của dự án Arista thể hiện:

 Đắc Địa Thế: thừa hưởng thế đất “Ngọc đới ôm eo” , Arista Villas sở hữu thế đất tốt nhất mà theo khoa học phong thủy Á Đông, với hai mặt tiếp giáp cảnh quan sông nước quanh năm uốn lượn nhu hòa, đây là hiện thân của những giá trị tinh túy được mang đến từ thiên nhiên, kiến tạo nên một không gian sống hài hòa và thịnh vượng.

 Đắc Anh Tài: dành 70% diện tích cho công viên cây xanh, công viên trung tâm và khu công viên trải dài dọc bờ sông nối với các biệt thự bằng những lối đi ngập tràn hoa lá. Bên cạnh đó, có những tiện ích hiện đại trong tầm tay: sân tennis, câu lạc bộ thể thao, hồ bơi, nhà trẻ… Nhờ âm dương giao hòa ngũ hành tương sinh, Arista mang lại “Vượng khí hanh thông” mở đường cho một tương lai tràn đầy phúc lộc và thịnh vượng. Hội tụ những giá trị sống đỉnh cao của giới thượng lưu thành phố, Arista Villas khẳng định sự vượt trội về địa vị xã hội của các cư dân ưu tú và kiến tạo nên một cộng đồng ưu việt, nơi tận hưởng và thăng hoa với những thành công.

- Xác định khách hàng mục tiêu:

Bất cứ sản phẩm nào cũng có đối tượng khách hàng riêng của nó, ta không thể bán những mặt hàng cao cấp cho khách hàng trung lưu hoặc những mặt hàng bình dân thường không được giới thượng lưu để ý… Một thị trường rộng lớn như hiện nay, Sacomreal không thể đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Quá trình xác định khách hàng mục tiêu giúp cho doanh nghiệp hiểu chính xác nhất về đối tượng khách hàng. Từ đó, tiến hành xây dựng những sản phẩm, cung cấp dịch vụ đáp ứng

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạch định chiến lược Marketing cho Công ty Cổ phần Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín Sacomreal (Trang 33 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)