Đối với Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 97 - 101)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

3.4.1. Đối với Chính phủ Việt Nam

Trước hết, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về ngân hàng - tài chính nói chung để tạo hành lang pháp đầy đủ, minh bạch, rõ ràng phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời tạo môi trường kinh

doanh ổn định, lành mạnh.

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã và đang được kiểm soát và tuân thủ theo những chính sách quản lý nhất quán của nhà nước. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan cũng như khách quan, đến nay hệ thống các quy định của nhà nước về hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng vẫn chưa đồng bộ và chưa theo kịp sự phát triển của hệ thống ngân hàng, chẳng hạn như quy định về giao dịch tài sản đảm bảo, quy định về đất đai…Thậm chí, nhiều dịch vụ mới ra đời nhưng vẫn thiếu hành lang pháp lý để kiểm soát và quản lý. Giao dịch trực tuyến của ngân hàng có nhiều tiện ích nhưng cũng bị hạn chế do tới nay, Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện Luật thương mại điện tử. Khách hàng còn e dè khi tiếp cận với các dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng chưa thực sự được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý của nhà nước. Do vậy, nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, cơ chế thanh toán hiện đại phát triển phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và kiểm soát có chọn lọc các giao dịch về vốn

Tự do hóa hoạt động ngoại hối là quá trình dỡ bỏ dần các hạn chế áp dụng cho các giao dịch ngoại hối được phép mà chủ yếu là các giao dịch liên quan đến thanh toán xuất, nhập khẩu và chi trả dịch vụ giữa nước ta với nước ngoài, việc tổ chức và cá nhân mua, chuyển ngoại tệ vào ra khỏi lãnh thổ...

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sau nhiều năm hoạt động, thị trường ngoại hối của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn thuộc loại kém phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù thị trường được quản lý, nhưng trên thực tế chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối vẫn diễn ra phổ biến. Trong đó, phổ biến hơn cả là tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng, không giúp nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam dẫn tới tình trang “Đôla hoá” nền kinh tế. Những

vấn đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch. Quan trọng hơn, thị trường vẫn chưa thực sự theo hướng mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối đơn giản hoá các thủ tục cấp phép,...

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, các giao dịch về ngoại hối diễn ra ngày càng đa dạng, phức tạp cả về quy mô và chiều sâu. Trong khi đó, vấn đề quản lý ngoại hối ở Việt Nam đang thể hiện một số bất cập lớn. Đối với các giao dịch vãng lai, về cơ bản, Việt Nam đã tự do hoá việc chuyển đổi ngoại tế và thanh toán đối với hầu hết các giao dịch loại này, nhưng các quy định về hồ sơ, chứng từ trên thực tế còn rườm rà, khó triển khai, không khuyến khích được người dân thực hiện. Các giao dịch hiện đại áp dụng gần đây như thanh toán điện tử, thanh toán thẻ thậm chí chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, đối với các giao dịch vốn, văn bản điều chỉnh cao nhất được áp dụng hiện nay là Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội, chỉ nêu chung chung về việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật và cho đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định về cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Tương tự, hoạt động đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư gián tiếp của Việt Nam ra nước ngoài cũng không có cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực thi, và thực tế là các nhà đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải “lách” bằng cách thông qua việc mua các trái phiếu, giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài hay Ngân hàng Nhà nước đầu tư từ nguồn dự trữ ngoại hối. Theo các chuyên gia tài chính, sự thiếu đồng bộ và những bất cập kể trên của cơ chế đang tạo ra sức ép lớn cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Ngoài những vấn đề trên, Việt Nam còn có những chốt chặn khác như tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam tối đa chỉ là 49%, tỷ lệ đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam tối đa là 30%. Đấy là những hạn chế, khiến cho tự do hoá giao dịch vãng lai và giao dịch vốn không phải hoàn toàn tự do như pháp luật quy định.

Đã đến lúc Chính phủ Việt Nam cần có quy định “mở” hơn về thị trường ngoại hối nhằm tạo tính lưu thông hơn nữa giữa thị trường vốn của Việt Nam với thế giới, góp phần giảm áp lực tăng tỷ giá, cũng như thu hút nguồn lực về vốn cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, một cơ chế tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết của Nhà nước cũng là điều cần hướng tới trong thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.

Thứ ba, Chính phủ cần thực thi các biện pháp đồng bộ để thực hiện chương trình hạn chế tiền mặt trong lưu thông góp phần làm minh bạch và lành mạnh hóa nền kinh tế

Trong những năm qua, các ngân hàng đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp các sản phẩm - dịch vụ thanh toán hiện đại giúp người dân tiếp cận với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, do thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong mua sắm của người dân đã làm hạn chế sự phát triển các phương thức thanh toán tiên tiến như thanh toán bằng thẻ điện tử, thanh toán qua Internet, thanh toán bằng séc... Còn thiếu sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ như điện lực, viễn thông, cấp nước... với ngân hàng trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại. Nhiều loại hình dịch vụ thông dụng phổ biến trong xã hội mà người dân có nhu cầu phát sinh thường xuyên như hệ thống siêu thị, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng chưa sẵn sàng hợp tác với ngân hàng về thanh toán thẻ.

Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần ban hành thêm các quy định khuyến khích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như: áp dụng trả lương qua tài khoản cho 100% cán bộ viên chức nhà nước; có chính sách hỗ trợ thích hợp để các ngân hàng có thể điều chỉnh giảm mức phí giao dịch, từ đó khuyến khích khách hàng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt; và mở rộng phạm vi thanh toán của hệ thống thanh toán liên ngân hàng kéo dài thời gian thanh toán, đồng thời phải sớm hình thành trung tâm chuyển mạch quốc gia. Chính phủ cùng ngành ngân hàng phải đẩy mạnh thực hiện các chính sách tuyên truyền về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt đến mọi người dân để mọi người biết và có thể sử dụng. Điều này sẽ tác dụng lớn trong việc không dùng tiền mặt thanh toán, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại, dần xóa bỏ thói quen sử dụng tiền mặt và phần nào góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển..

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w