) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
3.2.2. Cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ ở Ngân hàng An Bình 1 Cơ hội phát triển dịch vụ ở Ngân hàng An Bình
3.2.2.1. Cơ hội phát triển dịch vụ ở Ngân hàng An Bình
Sau gần ba năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, nền kinh tế nói chung, lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam nói riêng đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng thích nghi từng bước với một “sân chơi mới”. Là một ngân hàng thương mại cổ phần mới gia nhập thị trường trong thời gian chưa lâu, vẫn đang trong giai đoạn mở rộng mạng lưới, ABBANK cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội để phát triển các sản phẩm dịch vụ.
Thứ nhất, quá trình hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng sẽ thúc đẩy cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng, buộc các ngân hàng phải tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Các ngân hàng thương mại nói chung, Ngân hàng An Bình nói riêng sẽ buộc phải tăng cường năng lực, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ trong cuộc đấu tranh “sinh tồn”. Mở cửa thị trường chính là cơ hội để ABBANK có thể phát triển theo hướng chuyên môn hóa (bán lẻ, đầu tư hoặc bán buôn). Khả năng cạnh tranh của Ngân hàng sẽ có cơ hội được nâng cao bởi nhờ việc liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Dưới tác động của hội nhập, các dịch vụ ngân hàng sẽ phát triển nhanh và có chất lượng hơn, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng bán lẻ…
Thứ hai, những thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta thời gian qua là rất khả qua, mở ra những cơ hội tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng. Những năm qua, tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam luôn đạt ở mức khá cao trên dưới 7%/năm. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 của Việt Nam đã đạt mức 489.800 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đã vượt ngưỡng 1000 USD/người/năm, đạt mức 1.024 USD/người. Trong đó, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2008 đạt 60 tỷ USD. Cùng với việc đẩy mạnh chủ trương cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước, nhu cầu vay vốn hơn 350.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hơn 17.200 HTX các loại, 320.000 tổ hợp tác và hơn 40 triệu người dân ở tuổi trưởng thành đã tạo ra một thị trường vô cùng tiềm năng để các ngân hàng thương mại mở rộng dich vụ. Theo đó, các ngân hàng thương mại nói chung, ABBANK nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các dịch vụ như dịch vụ cho vay đầu tư, bổ sung vốn lưu động, tài trợ xuất nhập khẩu; dịch vụ tiền gửi với nhiều hình thức như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm (bancassuarance); dịch vụ tín dụng tiêu dùng như cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay thuê mua, cho vay mua ô tô. cho vay mua nhà đất,...; dịch vụ thanh toán như dịch vụ séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng...; dịch vụ đầu tư như quản lý tài sản, quản lý đầu tư...
Thứ ba, chiến lược hợp tác, liên kết với các định chế tài chính đã mở ra những cơ hội hợp tác và phát triển rất tiềm năng cho Ngân hàng An Bình. Từ một ngân hàng nông thôn với quy mô hoạt động rất hạn chế, ABBANK đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, một nguyên nhân quan trọng đóng góp vào sự thành công đó là sự hợp tác chiến lược, toàn diện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN. Với vai trò là cổ đông chiến lược, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã mang lại những cơ hội hợp tác rộng lớn trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng An Bình. Là một trong những tập đoàn công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế, EVN có một tiềm lực tài chính mạnh, với hệ thống bao phủ rộng khắp cả nước. Những năm qua, EVN cũng không ngừng đầu tư mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, ABBANK đã có được những ưu tiên nhất định về hợp tác đầu tư vốn, giao dịch tiền gửi, thanh toán...
Không chỉ dừng lại ở đó, tháng 3 năm 2008, Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình tiếp tục thực hiện một bước đi quan trọng khác trong chiến lược hợp tác, tìm kiếm cơ hội kinh doanh bằng thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Maybank. Theo đó, ABBANK có cơ hội tiếp cận những kinh nghiệm phát triển của một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu khu vực. Những lĩnh vực hợp tác mới được mở ra bao gồm: hoạt động liên kết thẻ thanh toán ATM, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và nguồn vốn; hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa...