Hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 87 - 90)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

2.1.1.Hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đến năm

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1.1.Hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình đến năm

An Bình đến năm 2015

3.3.1.1. Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Ngân hàng

Những năm qua, Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình đã có những nỗ lực nhằm xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể nhằm định hướng hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, những thay đổi về điều kiện môi trường kinh doanh, và đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu sở hữu với việc tham gia góp vốn của Ngân hàng Maybank buộc Ngân hàng phải điều chỉnh và hoàn thiện lại định hướng chiến lược kinh doanh cho phù hợp với tình hình mới. Để có một chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng hiệu quả thì điều kiện cần đầu tiên là các nhà hoạch định phải có được trong tay những thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin như: phân đoạn khu vực thị trường, phân đoạn khách hàng cơ bản, hành vi của họ; quy mô, tính chất, tốc độ phát triển của cầu, các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng … Đầu mối trong việc xây dựng chiến lược phát triển của ABBANK trong thời gian tới vẫn là Ban chiến lược, trong khuôn khổ hợp tác với Maybank, Ban chiến lược cần tranh thủ học hỏi kinh nghiệm xây dựng chiến lược từ ngân hàng bạn, đồng thời cũng cần chủ động tìm hiểu nhu cầu của thị trường để có được những giải pháp phát triển dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng An Bình cần lưu ý một số vấn đề như sau: Thứ nhất, trong chiến lược cần thể hiện một cách nhìn dài hạn, đồng thời có được những mục tiêu ngắn hạn cho từng giai đoạn phát triển, qua đó mới có thể tìm được những bước đi phù hợp nhất. Thứ hai, chiến

lược phát triển dịch vụ cần được xây dựng theo hướng có thể khai thác triệt để những tiềm lực về vốn, con người và công nghệ; Thứ ba, chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu chi tiết và phân tích một cách thấu đáo nhu cầu thị trường về sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai. Thứ tư, chiến lược phát triển dịch vụ của Ngân hàng cũng cần tính tới định hướng phát triển của các đối thủ cạnh tranh.

Sau khi đã xây dựng được một chiến lược phát triển dịch vụ một cách lâu dài, Ngân hàng cần từng bước điều chỉnh các nguồn lực cho phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ, tận dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, tránh lãng phí, giảm thiểu rủi ro.

3.3.1.2. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm một cách có chọn lọc

Để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, trước hết Ngân hàng cần tập trung hoàn thiện chất lượng dịch vụ hiện có. Bên cạnh hệ thống quy trình cần được chuẩn hóa, mỗi đơn vị và cá nhân trong Ngân hàng cần nâng cao ý thức nhằm hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ theo phạm vi công việc và khả năng của mình. Mỗi nhân viên phải cam kết đảm bảo sự hài lòng của khách hàng bằng việc rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ nghiệp vụ, thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình. Khối marketing của Ngân hàng cần đóng vai trò làm đầu mối tổ chức thường xuyên việc thu thập ý kiến nhận xét về chất lượng dịch vụ của khách hàng để làm cơ sở đánh giá và cải cách chất lượng dịch vụ.

Đa dạng hóa sản phẩm được xác định là thế mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng theo những mục tiêu mà ABBANK đã đặt ra. Trong thời gian tới, chiến lược đa dạng hóa của ABBANK cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh. Khả năng cung cấp được nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm mới thông qua sự đa dạng về sản phẩm và kênh phân phối sẽ giúp ngân hàng tranh thủ cơ hội phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một thị trường mới như Việt Nam.

Đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng sản phẩm cũng cần phải dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đa kênh phân phối, mở rộng mạng lưới để tiếp cận, giao dịch, giới thiệu sản phẩm, dễ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong thời gian trước mắt, Ngân hàng An Bình nên triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động. Đẩy mạnh đầu tư và

nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công cụ thanh toán mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh và séc. Tập trung đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tài khoản, bao gồm cả tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp với các thủ tục thuận lợi, an toàn và các tiện ích kèm theo, góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Do tài chính - ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, để thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực, Ngân hàng cần hoàn thiện các thủ tục đăng ký bổ sung nội dung kinh doanh với cơ quan nhà nước thẩm quyền. Các lĩnh vực kinh doanh mà ABBANK có thể mở rộng trong thời gian tới gồm:

- Làm đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp - Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (bổ sung)

- Thành viên đấu thầu của Trung tâm giao dịch chứng khoán - Tiếp nhận ngoại tệ từ nước ngoài và chi trả kiều hối

- Mua bán các loại ngoại tệ bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định và đặt các bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn được phép hoạt động (hiện nay ABBANK vẫn phải thực hiện nghiệp vụ này thông qua thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Ngoại thương).

- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư bằng ngoại tệ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài - Kinh doanh dịch vụ cầm đồ

- Mua bán, chế tác và gia công vàng - Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối:

 Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

 Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế;

 Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;

 Uỷ nhiệm cho tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác;

 Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;

bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ...);  Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 87 - 90)