Nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 96 - 97)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing nhằm quảng bá và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Khả năng phát triển dịch vụ của Ngân hàng có sự đóng góp không thể thiếu hoạt động marketing, đặc biệt đối với một ngân hàng có thời gian hoạt động trên thị trường chưa lâu như ABBANK. Những sản phẩm dịch vụ lần đầu đưa vào danh mục kinh doanh của ngân hàng, nếu không có hoạt động Marketing thì khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm đó cùng với tiện ích của nó. Chính vì vậy, trong thời gian Ngân hàng An Bình đã có sự đầu tư tương đối bài bản cho hoạt động marketing của Ngân hàng. Hoạt động marketing của Ngân hàng được thống nhất bởi Khối marketing, kết quả bước đầu của Khối là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực trong lĩnh vực marketing của Ngân hàng chưa thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có nhiều kinh nghiệm trong

hoạt động marketing ngân hàng nên hiệu quả hoạt động marketing của ABBANK những năm qua còn chưa đạt được mức kỳ vọng. Ban lãnh đạo Ngân hàng cần có những chỉ đạo mang tính định hướng để Khối marketing sớm xây dựng một chiến lược marketing cụ thể, thống nhất trên toàn hệ thống. Trong công tác quảng bá hình ảnh ngân hàng, cần được tiến hành một cách bài bản, khoa học, tránh tình trạng quảng cáo tràn lan, chung chung, thiếu tính sáng tạo, ít để lại ấn tượng trong lòng khách hàng.

Để hỗ trợ hoạt động bán hàng của các chuyên viên kinh doanh, Khối marketing cần sớm xây dựng hệ thống tờ rơi, brochure ... một cách sinh động và chuyên nghiệp làm công cụ quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của Ngân hàng.

Trong thời gian sớm nhất, Khối marketing cần tổ chức một cuộc nghiên cứu tổng quát về thị trường ở Việt Nam (hoặc các đô thị lớn), để có cái nhìn tổng thể về nhu cầu của thị trường, đồng thời có cơ sở để đưa ra những dự báo hay nhận định về sự biến động của nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Qua đó, tiến hành phân khúc thị trường và xác định được tập khách hàng tiềm năng của Ngân hàng theo sản phẩm dịch vụ và nhu cầu của khách hàng.

Hoàn thiện các kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên thông qua chương trình phát triển hệ thống chăm sóc khác hàng chuyên nghiệp nhằm giới thiệu và quảng bá những tiện ích của việc sử dụng dịch vụ ngân hàng từ đó tăng thêm sự hiểu biết và yên tâm về sản phẩm dịch vụ, khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ.

Hoạt động marketing của ABBANK cũng cần chú ý tới việc nghiên cứu sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh, qua đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế so sánh của sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp.

Khối Marketing của Ngân hàng An Bình trong thời gian tới cũng sẽ phải đứng trước một nhiệm vụ hết sức khó khăn đó là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng với định hướng nâng cao tỷ trọng dịch vụ “phi tính dụng”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w