Tăng cường năng lực hoạt động và tiềm lực tài chính của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 95 - 96)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

2.1.4.Tăng cường năng lực hoạt động và tiềm lực tài chính của Ngân hàng

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1.4.Tăng cường năng lực hoạt động và tiềm lực tài chính của Ngân hàng

Về mạng lưới hoạt động:

Trong thời gian tới, Ngân hàng An Bình cần tập trung nguồn lực, đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới nhằm nâng cao năng lực phục vụ. Việc phát triển mạng lưới hoạt động của Ngân hàng cần được thực hiện theo các hướng:

- Nâng cấp các phòng giao dịch tại một số địa phương, khu vực thuận lợi lên cấp Chi nhánh;

- Mở thêm các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh tại những địa bàn mới, có tiềm năng phát triển.

- Xây dựng mô hình phát triển theo hướng, các phòng giao dịch là điểm bán và phục vụ các khách hàng cá nhân, các Chi nhánh tập trung phục vụ khách doanh nghiệp.

- Hoàn tất xây dựng mô hình và tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch để có những điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Tăng cường tiềm lực về vốn

Đây được xem là điều kiện tiên quyết, đảm bảo sự phát triển vững chắc của Ngân hàng. Bởi theo quy định của pháp luật, quy mô các nghiệp vụ kinh doanh của ngân

hàng phải căn cứ trên cơ sở nguồn vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, việc đầu tư vào công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi Ngân hàng phải có tiềm lực về vốn nhất định. Giải pháp này là một bài toán tổng hợp, đòi hỏi Ngân hàng An Bình phải có chiến lược hợp lý để tăng nhanh nguồn vốn hiện có. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường bao gồm hai loại là vốn điều lệ (vốn góp) và nguồn vốn tích lúy từ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Kiểm soát tốt tình trạng nợ xấu

Năng lực hoạt động của Ngân hàng mạnh hay yếu còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát tình trạng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của ngân hàng mà còn là yếu tố để cơ quan quản lý nhà nước xem xét đánh giá khi phê chuẩn các phương án mở rộng quy mô của ngân hàng. bên cạnh các yếu tố. Quá trình kiểm soát chất lượng tín dụng bao gồm nhiều biện pháp đồng bộ như:

- Nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát tín dụng (quản lý tín dụng);

- Tổ chức thường xuyên công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng tại các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị mới thành lập;

- Tập trung xử lý dứt điểm số nợ quá hạn từ những năm trước để lại; - Hạn chế hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro; - Giữ vững tỷ lệ tăng trưởng ở mức hợp lý về nhân sự, tín dụng;

- Hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động tại các địa bàn chưa được nghiên cứu đánh giá kỹ; ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 95 - 96)