Định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 76 - 77)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

3.1.2.Định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

3.1.2.Định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

Thương mại Cổ phần An Bình

Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của ABBANK trong những năm qua, định hướng phát triển dịch vụ của Ngân hàng TMCP An Bình đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đã được Lãnh đạo Ngân hàng đặt ra là:

- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng theo hướng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cải tiến thủ tục giao dịch, đồng thời tiếp cận và ứng dụng nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại và dịch vụ ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng hoạt động của Ngân hàng, ứng dụng những chuẩn mực hoạt động mới, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả kinh tế cao.

- Hình thành lên chuỗi hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, có tính gắn kết chặt chẽ với nhau đáp ứng nhu cầu của xã hội về dịch vụ tài chính. Phấn đấu nâng cao dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, đến năm 2012 cố gắng đạt tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ chiếm khoảng 10% - 12% tổng thu nhập ròng và nâng tỷ lệ này lên mức 20% - 25% vào năm 2020.

- Phát triển dịch vụ tài chính bổ trợ như đại lý bảo hiểm, quản lý tiền mặt, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư, bảo quản tài sản, quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng, uỷ thác, môi giới…Hướng các dịch vụ này thành các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.

- Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tầng lớp dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm giảm

thiểu lưu thông tiền mặt. Tăng cường sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán.

- Xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến các phương tiện thanh toán điện tử để luôn phù hợp với điều kiện thực tế, làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng các phương tiện đó. Xây dựng những phương án cụ thể để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Xây dựng nguồn nhân lực và đầu tư công nghệ hiện đại nhằm củng cố các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống mạng, đảm bảo tính bảo mật, chính xác và nhanh gọn trong giao dịch điện tử.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 76 - 77)