Dịch vụ ngân hàng hiện đạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 42 - 53)

1 Dịch vụ giao dịch qua fax 1

2 Dịch vụ E - Banking 1

3 Dịch vụ SMS banking 1

4 Dịch vụ kết chuyển số dư tập trung 1

5 Dịch vụ thẻ 2

6 Dịch vụ chi trả lương, hoa hồng tự động 1

7 Dịch vụ thu hộ tiền điện bằng chuyển khoản 1

(Nguồn: Khối Marketing - Ngân hàng TMCP An Bình)

Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng ABBANK cũng thường xuyên sử dụng những chương trình khuyến mại phong phú với mong muốn mang lại lợi ích hấp dẫn nhất cho khách hàng. Các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tặng quà đã được Ngân hàng bắt đầu

áp dụng từ năm 2004 và đã lôi cuốn được sự quan tâm của nhiều tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi. Thêm vào đó, ABBANK còn đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn đối với các hình thức tiền gửi khác nhau nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và chủ động hơn trong việc sử dụng vốn mà vẫn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn đối với mỗi loại tiền gửi.

Những biện pháp trên đã góp phần làm cho kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm. Nguồn vốn huy động được đã đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh.

Hình 2.2 Tình hình huy động vốn từ 2005 – 2008

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Ngân hàng TMCP An Bình)

Hình 2.2 cho thấy tổng nguồn vốn huy động được của ABBANK (tiền gửi của khách hàng) có sự tăng trưởng rất nhanh qua các năm. Trước khi chuyển đổi sang mô hình hoạt động của một ngân hàng thương mại cổ phần đô thị (tháng 09 năm 2005), quy mô hoạt động của Ngân hàng An Bình là rất nhỏ bé. Chính vì vậy, tính tới thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng từ khách hàng chỉ đạt khoảng trên 209 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, tổng nguồn vốn huy động được của ABBANK đã tăng tới gần 8 lần, đạt hơn 1.567 tỷ đồng, tới năm 2007 và 2008 con số này lần lượt là 6.776 tỷ đồng và 7.145 tỷ đồng. Có được sự tăng trưởng ngoạn mục đó là do những năm qua Ngân hàng An Bình đã có sự mở rộng đáng kể về quy mô hoạt động. Các điểm giao dịch của Ngân hàng cũng đã được mở rộng ra nhiều tỉnh thành. Cùng với đó, sự đa dạng và linh hoạt của các sản phẩm tiết kiệm của ABBANK cũng là một yếu tố quan trọng thu hút được nguồn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, sự hậu thuẫn và hợp tác toàn diện của cổ đông chiến lược lớn

nhất - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng là nhân tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng, bởi EVN là một DNNN đặc thù thường xuyên duy trì một lượng tiền gửi rất lớn tại các tổ chức tín dụng.

Năm 2006, lượng tiền gửi của khách hàng tăng 1.358 tỷ đồng so với năm 2005 tương đương 649,76%. Năm 2007 lượng tiền gửi của khách hàng cũng tăng tới 5.209 tỷ đồng tương đương 332,42% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này Ngân hàng TMCP An Bình đã thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn lớn bằng đồng Việt Nam đáng kể từ các tổ chức kinh tế, đặc biệt là từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP An Bình

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

S. tiền Tỷ trọng (%) S. tiền Tỷ trọng (%) S. tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 1.567 100 6.776 100 6.674 100

Phân loại theo thời hạn huy động

Không kỳ hạn 678 43,3 2.375 35,1 2.156 32,3

Có kỳ hạn 889 56,7 4.401 64,9 4.518 67,7

Phân loại theo loại tiền

Nội tệ 1.529 97,6 6.467 95,4 6.220 93,2

Ngoại tệ 38 2,4 309 4,6 454 6,8

Phân loại theo thành phần KT

Tiền gửi dân cư 198 12,6 928 13,7 1.048 15,7

Tiền gửi các tổ chức KT, tổ

chức tín dụng, ủy thác đầu tư 1.349 86,1 5.848 86,3 5.526 82,8

Huy động khác 20 1,3 585 - 100 1,5

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2006 - 2008)

Những số liệu của biểu đồ hình 2.2 cũng chỉ ra rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng lượng tiền gửi khách hàng là rất cao nhưng lại có dấu hiệu không ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trưởng lượng tiền gửi của khách hàng các năm 2006, 2007 và 2008 lần

lượt là 649,76%, 332,42% và 5,45%. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do, sự tăng trưởng về lượng tiền gửi khách hàng như đã nói ở trên chủ yếu là từ nguồn gửi của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là nguồn tiền gửi của EVN - cổ đông chiến lược của Ngân hàng An Bình. Mà đặc điểm của nguồn tiền này là phụ thuộc vào “sức khỏe” của nền kinh tế. Như chúng ta đã biết, từ thời điểm nửa cuối năm 2008, với hàng loạt những chính sách điều tiết để kiểm soát tình trạng lạm phát của Chính phủ cùng với sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, khiến cho lượng tiền khả dụng trong lưu thông đã giảm đi đáng kể, vì thế lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân cũng không còn dồi dào như thời điểm trước đó. Bên cạnh đó, mặc dù ABBANK cũng đã khá thành công các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, tạo ra các hình thức ưu đãi với mức lãi suất linh hoạt và cạnh tranh, nhưng nhìn chung lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được từ khu vực dân cư (đặc biệt với các loại tiền gửi có kỳ hạn dài) còn tương đối hạn chế.

Quan bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng An Bình, ta có thể thấy, nhìn chung hoạt động huy động tiền gửi của Ngân hàng đã và đang có những chuyển biến theo hướng tích cực. Những năm qua, cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng lên từ mức 56,7% tổng nguồn vốn huy động năm 2006 lên mức 64,9% năm 2007 và mức 67,7% năm 2008. Việc tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng lên trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, lượng tiền gửi từ khu vực dân cư cũng có xu hướng tăng lên trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng (từ mức 12,6% năm 2006 lên mức 13,7% năm 2007 và 15,7% năm 2008). Sự chuyển biến này cho thấy hoạt động huy động của ABBANK đã dần đi vào ổn định, bởi tiền gửi của khu vực dân cư thường mang tính ổn định cao hơn và thường là tiền gửi có kỳ hạn. Mặt khác, chúng ta có thể thấy, trong những năm qua, mặc dù lượng tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng lượng tiền gửi của khách hàng nhưng cũng đang có xu hướng tăng. Lượng tiền gửi bằng ngoại tệ tăng sẽ đảm bảo sự đa dạng hóa nguồn vốn kinh doanh và sự chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

b) Dịch vụ tín dụng:

Có thể nói rằng, tính tới thời điểm hiện tại, ABBANK là một trong những ngân hàng có số lượng sản phẩm tín dụng thuộc loại đa dạng và linh hoạt nhất trên thị

trường Việt Nam. Với 12 sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân như: cho vay mua nhà; cho vay xây/sửa nhà; cho vay mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp, thế chấp; cho vay kinh doanh; cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết, chưa niêm yết, mua cổ phiếu phát hành lần đầu của công ty thuộc EVN; cho vay du học... ABBANK đã và đang đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng là các cá nhân, hộ kinh doanh. Trong chiến lược phát triển của mình, Ban lãnh đạo Ngân hàng đang phấn đấu đưa Ngân hàng An Bình trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các phương thức cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng.… cũng được các doanh nghiệp đánh giá khá cao.

Trong chiến lược phát triển của mình, hoạt động tín dụng luôn được Ban lãnh đạo Ngân hàng xác định là một trong những “trụ cột” của hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, Ngân hàng An Bình đã xác định mục tiêu chiến lược là tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc “đảm bảo an toàn và hiệu quả” nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn, chủ động tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau từ lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng phát triển những khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ bảo lãnh, xuất nhập khẩu (đem lại nguồn thu cho ngân hàng). Đồng thời, để đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn của khách hàng, ABBANK tiếp tục duy trì và hoàn thiện các sản phẩm hiện có, và phát triển các sản phẩm mới.

Cho vay là chức năng quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP An Bình nói riêng. Hoạt động cho vay của Ngân hàng gắn liền với “sức khỏe” của kinh tế mỗi quốc gia, bởi thị trường vốn nói chung, vốn huy động từ các ngân hàng thương mại nói riêng là một nguồn lực đầu vào quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu vốn sẽ tăng lên và ngược lại. Những năm qua, cùng với đà tăng trưởng khả quan của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng. Với các sản phẩm tín dụng đa dạng và phong phú, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động cho vay của ABBANK những

năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đồng thời, Ngân hàng cũng đã thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thể hiện trên những mặt sau:

Doanh số cho vay qua các năm

Trong các năm từ 2005 đến năm 2007, hoạt động tín dụng của Ngân hàng An Bình đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Từ mức 673 tỷ đồng được giải ngân trong năm 2005, doanh số cho vay của ABBANK đã tăng lên mức 1.874 tỷ đồng năm 2006 (tăng 178,6% so với năm 2005), và đạt mức 11,363 tỷ đồng năm 2007 (tăng tới 506,4% so với năm 2006). Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay Ngân hàng An Bình năm 2005 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2006 so với năm 2005 (%) Năm 2007 Năm 2007 so với năm 2006 (%) Năm 2008 Năm 2008 so với năm 2007 (%) - Ngắn hạn 425 1.153 171,2 5.932 414,4 5.619 (5,3) - Trung hạn 226 611 170,5 2.921 337,8 2.356 (19,3) - Dài hạn 22 109 408,0 2.510 2.195,5 2.860 13,9 Tổng cộng: 673 1.874 178,6 11.36 3 506,4 10.83 5 (4,7)

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP An Bình năm 2005 - 2008)

Có được những kết quả đáng ghi nhận như vậy một mặt là do hướng đi đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong điều kiện thị trường tài chính có những bước phát triển mới. Bên cạnh đó, việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trở thành một cổ đông chiến lược không chỉ có ý nghĩa về mặt cơ cấu tổ chức và nhân sự mà còn góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động tín dụng (cho vay) của Ngân hàng An Bình. Trên cơ sở những thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa hai bên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, các công ty thành viên, các công ty con của EVN và đặc biệt là hệ thống nhà thầu điện lực đã trở thành tập khách hàng quan trọng bậc nhất của Ngân hàng. Hoạt động đầu tư với số vốn khổng lồ và thường xuyên của EVN dẫn đến nhu cầu bổ sung

vốn phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN các nhà thầu điện lực cũng luôn rất lớn. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng liên tục của hoạt động tín dụng tại ABBANK.

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, hoạt động tín dụng của ABBANK lại có xu hướng chững lại và có phần sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này là do những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào nửa cuối năm 2008. Một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và sự sụt giảm nhanh chóng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng giảm 4,7% so với năm 2007. Đây cũng có thể coi là biện pháp cần thiết của Ban lãnh đạo Ngân hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong điều kiện nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, bởi đây là thời điểm mà nguy cơ phát sinh nợ xấu là rất cao.

Tình hình dư nợ của ABBANK qua các năm

Qua bảng 2.7 dưới đây, Chúng ta có thể thấy dư nợ của ABBANK những năm qua cũng đã có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cơ cấu dư nợ cũng có những chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực tế phát triển của Ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Ngân hàng đã có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên còn chưa ổn định. Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, từ năm 2005 đến năm 2007 Ngân hàng An Bình đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức 2,9% xuống mức 1,5% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt trái của tình trạng tăng trưởng dư nợ “nóng” trong những năm trước đó đã bắt đầu bộc lộ tại hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung, ABBANK nói riêng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng An Bình đã tăng lên đột biến, từ mức 1,5% của năm 2007 đã tăng lên tới mức 4,2% thời điểm cuối năm 2008. Có thể nói, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến trong năm 2008 có nguyên nhân chủ yếu từ những biến động kinh tế vĩ mô mang tính khách quan, nhưng nó cũng giúp Ban lãnh đạo Ngân hàng có được cái nhìn thực tế về chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, từ đó có những biện pháp hiệu quả để kiểm soát, quản lý và hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, cơ cấu dư nợ theo các thành phần kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân) của Ngân hàng cũng đã có sự chuyển biến theo hướng tăng về tỷ trọng dự nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước và cho vay cá

nhân. Nguyên nhân là do, trong những năm 2006, 2007 và 2008 hoạt động hợp tác chiến lược giữa ABBANK với Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đi vào thực chất hơn, hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho các dự án đầu tư của EVN cũng vì thế trở lên thường xuyên và với quy mô ngày càng lớn hơn. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ trọng cơ cấu cho vay các doanh nghiệp nhà nước của ABBANK có xu hướng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, trên cơ sở tiềm lực hiện có và đánh giá tiềm năng của thị trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình đã quyết định thực hiện chiến lược phát triển các sản phẩm bán lẻ (dành cho khách hàng cá nhân).

Bảng 2.6: Tổng dư nợ và cơ cấu giá trị dư nợ cho vay của ABBANK

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số dư Tỷ trọn g (%) Số dư Tỷ trọn g (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 406 100 1.131 100 6.858 100 6.539 100 Trong đó: nợ xấu 11 2,9 30 2,7 103 1,5 275 4,2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w