Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết nhằm hiện đại hóa công nghệ của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 90 - 91)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

3.4.2.Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết nhằm hiện đại hóa công nghệ của Ngân hàng

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

3.4.2.Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết nhằm hiện đại hóa công nghệ của Ngân hàng

3.4.1. Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên phạm vi toàn hệ thống Ngân hàng Ngân hàng

Số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ của một ngân hàng phụ thuộc không ít vào yếu tố công nghệ kinh doanh của ngân hàng đó. Để đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển mới thì trước hết Ngân hàng An Bình cần xây dựng được cho mình một chiến lược công nghệ dài hạn trên cơ sở chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chiến lược đổi mới công nghệ trong dài hạn là công cụ thiết yếu để ngân hàng thống nhất quản lý, tránh hiện tượng đầu tư manh mún, tùy tiện, lãng phí nguồn lực trong khi hiệu quả mang lại không cao, không phù hợp với định hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Tùy thuộc vào chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng, vào quy mô hoạt động và nguồn lực hiện tại của mình, Ngân hàng An Bình có thể lựa chọn những giải pháp công nghệ khác nhau.

3.4.2. Tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết nhằm hiện đại hóa công nghệ của Ngân hàng Ngân hàng

Những hạn chế về kinh nghiệm hoạt động và tiềm lực sẽ là một trở ngại không nhỏ cho nỗ lực phát triển công nghệ của Ngân hàng An Bình. Để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt, đón đầu” về công nghệ, việc tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với các định chế tài chính có kinh nghiệm và tiềm lực trong và ngoài nước sẽ là bước đi ngắn nhất giúp ABBANK có thể hiện đại hóa công nghệ của mình. Theo đó, ngày 15/03/2007, ABBANK đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), và tiếp đó là thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Maybank (Malaysia), trong đó ABBANK đã có những thỏa thuận hợp tác về phát triển công nghệ nhằm phục vụ quá trình kinh doanh của các bên. Với Agribank, những lợi thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước và công nghệ thẻ tương đối hiện đại, Ngân hàng An Bình đã có sự hỗ trợ nhất định trong công nghệ kết nối thanh toán, qua đó hạ được chi phí giao dịch. Với Maybank, cùng với việc chính

thức trở thành cổ đông chiến lược, Ngân hàng hàng đầu Malaysia sẽ có những hỗ trợ thiết thực cho ABBANK trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, ứng dụng một số công nghệ ngân hàng mới về thanh toán quốc tế... Tuy nhiên, những kết quả của quá trình hợp tác giữa ABBANK với các đối tác kể trên vẫn chưa thực sự làm hài lòng Ban lãnh đạo Ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008 vừa qua, thì những yếu tố chủ quan trong công tác điều hành triển khai các thỏa thuận hợp tác của các bên cũng là một trong những nguyên nhân chính. Chính vì vậy, trong những năm tới, Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình cần chỉ đạo một cách sâu sát hoạt động của Ban hợp tác chiến lược, nhằm đưa những thỏa thuận hợp tác thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 90 - 91)