Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 91 - 95)

) 26,9 926,5 (296,8 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2005

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mớ

Cùng với nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực như là một tài sản quý nhất của Ngân hàng, những năm qua ABBANK đã có những chính sách nhân sự nhất định trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới nhằm đáp ứng đòi

hỏi về tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược và quy trình chuẩn tắc trong chính sách nhân sự, nên nguồn nhân lực của ABBANK vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Để quá trình phát triển nguồn nhân lực được thực hiện liên tục và nhất quán, Ngân hàng An Bình cần tiến hành những nội dung trước mắt, bao gồm:

 Tiến hành cấu trúc và xây dựng các khối, ban, trung tâm theo mô hình Ngân hàng hiện đại phù hợp với mô hình quản lý của ABBANK;

 Quy định cơ cấu nhân sự cân đối với qui mô kinh doanh của từng đơn vị bảo đảm tiết kiệm chi phí đồng thời có cơ chế cho phép tuyển người tương ứng với doanh số kinh doanh;

 Định hướng phát triển nhân sự và chuẩn hóa sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức danh, xây dựng chính sách phát triển con người và lập qui trình thăng tiến căn cứ trên năng lực và được đào tạo chuẩn mực;

Trước yêu cầu và đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới, công tác nhân sự của ABBANK cần được cải tiến theo hướng sau:

Tạo dựng hệ thống phương pháp luận, các công cụ và phương tiện đánh giá một cách minh bạch và khoa học trong quá trình tuyển dụng nhân viên nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn, chính sách tuyển dụng theo hướng cụ thể hóa, công khai và minh bạch.

Nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam đang thực sự là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản lý. Các ngân hàng đang phải “cạnh tranh” nhau quyết liệt trong việc thu hút nhân tài. Với những kế hoạch tăng trưởng mạnh về quy mô hoạt động của Ngân hàng An Bình trong những năm sắp tới thì yêu cầu hoàn thiện chính sách tuyển dụng nhằm phát triển nguồn nhân lực cũng là một đòi hỏi cấp thiết. Căn cứ vào khả năng hiện có cũng như đặc điểm thị trường nhân sự trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua, chính sách tuyển dụng của ABBANK trong thời gian tới cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tập trung tuyển dụng các ứng cử viên đã có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác và những ứng viên đã tốt nghiệp sau đại học ở nước ngoài vào các vị trí quản lý bậc trung và sơ cấp. Đây được coi là con đường ngắn nhất để Ngân hàng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, để có thể thu hút những nhân sự đã có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, ngoài những chính

sách ưu đãi thực sự cạnh tranh, ABBANK cũng cần thể hiện được một triển vọng phát triển ấn tượng, có kế hoạch và chiến lược phát triển rõ ràng, khả thi.

Thứ hai, với đội ngũ nhân viên như kế toán, chuyên viên quan hệ khách hàng và chuyên viên quản lý rủi ro ... Ngân hàng cần có kế hoạch triển khai hợp tác với các trường đại học và cao đẳng có uy tín trong đào tạo về chuyên ngành tài chính ngân hàng. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện chương trình “ABBANK với sinh viên thực tập” đã áp dụng trong những năm qua, Ngân hàng cũng cần tiếp cận nhiều hơn đối với đối tượng sinh viên nhằm giới thiệu và quảng bá về hình ảnh Ngân hàng bằng các chương trình tài trợ học bổng hay các chương trình xã hội - cộng đồng khác.

Về vấn đề đào tạo: cần xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cụ thể cho cán bộ, nhân viên đảm bảo sát với thực tiễn công việc.

Như đã trình bày ở trên, là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, các bộ phận từ quản lý tới tác nghiệp cụ thể không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có được những hiểu biết về quy tắc giao tiếp, ứng xử với khách hàng. Do phải giao tiếp trực tiếp với khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ, nên thái độ, tác phong phục vụ sẽ quyết định một phần quan trọng chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, đó cũng là động lực để lôi kéo, thu hút khách hàng đến và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Những yếu điểm về năng lực kinh nghiệm của nguồn nhân lực trong các ngân hàng ở Việt Nam nói chung, ở Ngân hàng An Bình nói riêng, vẫn đang là những vấn cấp thiết, đòi hỏi Ngân hàng phải có chính sách đào tạo hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới Ban lãnh đạo Ngân hàng An Bình cần tăng cường khuyến khích cấn bộ nhân viên của Ngân hàng tham gia các khóa đào tạo ở trong và ngoài ngân hàng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, tăng tính sáng tạo và chủ động trong công việc. Hàng năm, Ngân hàng cần xây dựng những kế hoạch đào tạo cụ thể, khoa học để cán bộ nhân viên chủ động công việc, tham gia học tập một cách hiệu quả. Ngân hàng cũng cần tiến hành thống kê trình độ cán bộ để phân loại đối tượng đào tạo, thăm dò các nhu cầu về các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cần phải đào tạo để có kế hoạch triển khai cụ thể. Quy định tham gia các khóa học thành nghĩa vụ bắt buộc đối với nhân viên ABBANK. Đối với các bộ phận nghiệp vụ cụ thể, ABBANK cần tập trung đào tạo chuyên sâu cho cán bộ các đơn vị đặc biệt là Khối nguồn vốn để có khả năng phân tích và hiểu các báo cáo rủi ro, Khối thanh toán quốc tế về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Khối khách

hàng cá nhân và doanh nghiệp về bán hàng và phân tích rủi ro, đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ ngân hàng, đặc biệt là thành viên ALCO về quản trị điều hành tài sản có, tài sản nợ.

Trong thời gian tới, Ngân hàng cũng cần đầu tư thêm phòng học máy tính cho các trung tâm đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các chi nhánh mới mở phải bố trí phòng họp rộng hoặc có phòng dành cho đào tạo cán bộ trong vùng. Các chi nhánh cần thực hiện đánh giá kết quả đào tạo một cách khoa học và nghiêm túc. Bên cạnh đó, có thể tiến hành các phương pháp đánh giá mức độ tiến bộ của các nhân viên sau quá trình đào tạo dựa trên chất lượng và hiệu quả công việc. Việc đánh giá này có thể thực hiện thông qua các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ…

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các chi nhánh, phòng giao dịch, thậm chí từng phòng ban tự tổ chức đào tạo nội bộ một cách thường xuyên nhằm tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo đồng thời đảm bảo sát hơn với thực tiễn của hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Ngân hàng An Bình cũng cần chủ động tổ chức việc học tập kinh nghiệm hoạt động của các ngân hàng bạn, tổ chức và tham gia các buổi hội thảo chuyên đề giữa các ngân hàng để trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ....

Xây dựng một môi trường làm việc thân thiện và một chế độ đãi ngộ hợp lý bằng cách hoàn thiện cơ chế khuyến khích và đãi ngộ lao động một cách minh bạch nhằm khuyến khích động viên cán bộ, nhân viên phát huy tính chủ động, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng;

Một đội ngũ lao động được tuyển dụng, đào tạo và trả lương hợp lý là cơ sở để các ngân hàng phát huy nguồn lực về vốn và công nghệ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất lượng. Sự kết hợp giữa các yếu tố lao động, công nghệ kinh doanh và nguồn vốn sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu như ngân hàng có được một môi trường làm việc thân thiện, khuyến khích được nhân viên phát huy tối đa năng lực sáng tạo và chủ động trong công việc.

Ban lãnh đạo ngân hàng cần hiểu rõ sự gắn kết giữa hiệu quả làm việc với chính sách đãi ngộ dành cho cán bộ và nhân viên Ngân hàng. Vì vậy, ngoài một chế độ tiền công hợp lý, ABBANK cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách thưởng cho các đơn vị

và cá nhân có những đóng góp thiết thực trong việc tăng năng suất lao động và doanh thu hoặc giảm chi phí...để đảm bảo tính công bằng, thống nhất trong quá trình triển khai trên toàn hệ thống.

Ngoài những khuyến khích thông qua chế độ lương, thưởng, Ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần nhanh chóng xây dựng một môi trường văn hóa mang bản sắc riêng của Ngân hàng, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong hệ thống. Trong đó, cần khuyến khích các cá nhân trao đổi và làm việc theo nhóm, coi đó là công cụ để tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao. Toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng cần tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng trên tinh thần trách nhiệm, sáng tạo cao, qua đó tạo ra sự gắn kết trong hành động. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng cần kết hợp với các tổ chức đoàn thể như công đoàn, thanh niên, phụ nữ ... tổ chức thường xuyên các chương trình, sự kiện tập thể, tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường tình đoàn kết và gắn bó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Dịch vụ ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) Hiện trạng và phương hướng phát triển (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w