Phân loại thuế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ

2.1.1.3 Phân loại thuế

Có nhiều cách phân loại thuế, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo tính chất điều tiết của thuế

Theo cách phân loại theo tính chất điều tiết của thuế [22] (hoặc là theo phương thức đánh thuế [25]), thuế chia thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế (đối tượng nộp thuế theo qui định) cũng chính là người chịu thuế. Ví dụ như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản… Vì vậy thuế trực thu trực tiếp tạo gánh nặng cho người nộp thuế. Thuế trực thu là công cụ đắc lực trong chính sách phân phối lại thu

nhập. Tuy nhiên, vì nhận thức được gánh nặng do thuế trực thu tạo ra nên người nộp thuế thường tìm cách trốn thuế. Do đó, các qui định về quản lý đối với thuế trực thu đòi hỏi rất chặt chẽ và công bằng.

Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế (đối tượng nộp thuế theo qui định) không phải là người chịu thuế. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu… Thuế gián thu loại thuế mà đối tượng chịu thuế theo qui định là hàng hóa và dịch vụ. Khi đó người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng mới là người chịu thuế. Người nộp thuế theo qui định là người bán hàng. Vì người nộp thuế không phải là người chịu thuế, người nộp thuế chỉ có vai trò nộp thuế thay cho người chịu thuế, nên số thuế gián thu phải nộp không trực tiếp tạo gánh nặng cho người nộp thuế. Mặc dù vậy, quá trình kê khai, nộp thuế thuế gián thu sẽ làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp. Do đó việc nộp thuế gián thu cũng tạo gánh nặng gián tiếp cho doanh nghiệp.

Như vậy, thuế trực thu sẽ trực tiếp tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp thông qua số thuế trực thu phải nộp và gián tiếp tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp qua các loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Số thuế gián thu phải nộp không trực tiếp tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng việc thực hiện nghĩa vụ thuế gián thu cũng tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp thông những chi phí phát sinh. Do đó để nghiên cứu gánh nặng của doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế, luận án cần tập trung nghiên cứu số thuế trực thu phải nộp và các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w