Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

3.1.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2001-

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự khuyến khích của Đảng và Chính phủ, hệ thống DNNVV đã có bước phát triển mạnh mẽ nhất kể từ sau đổi mới 1986. Hệ thống DNNVV phát triển cả về lượng và chất, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển đất nước.

3.1.2.1 Giai đoạn 2001-2005

Trong 5 năm (2001-2005), dưới tác động của hàng loạt cơ chế, chính sách, Việt Nam đã tạo được bước tiến đột phá trong phát triển doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp nhà nước, tạo nền tảng cho hỗ trợ DNNVV, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân được đề cao, đóng góp quyết định vào việc tăng trưởng kinh tế-xã hội.

Khu vực DNNVV giai đoạn 2001-2005 đã có sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng. Từ năm 2001 đến năm 2005, đã có hơn 150.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 311 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong giai đoạn này mỗi năm khoảng 23,4% về số lượng và 44,7% về vốn, gấp 2,6 lần số lượng và 7,6 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 9 năm thi hành Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (1991-1999). Ước tính tỷ lệ bình quân số doanh nghiệp đến cuối năm 2005 là 26 doanh nghiệp/vạn dân (nguồn: Cục phát triển DNNVV). [2],[3]

300 lao động chỉ chiếm 1,43%. Nếu xét dưới tiêu chí vốn thì số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, doanh nghiệp có 1- 5 tỷ đồng tiền vốn chiếm 37,03%, doanh nghiệp có từ 5-10 tỷ đồng tiền vốn chỉ chiếm 8,18%. (nguồn: Cục phát triển DNNVV). [2],[3]

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng trưởng mạnh mẽ: Tổng doanh thu thuần 2005 đạt 2.223.086 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm năm 2004, bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 28,72%/năm. Trong các ngành sản xuất, kinh doanh chính, công nghiệp tăng bình quân 31,26%, xây dựng: 29,51%, thương nghiệp 24,23%, vận tải 31,76%, khách sạn, nhà hàng 26,26%, các dịch vụ khác 39,96%. (nguồn: Cục phát triển DNNVV) [2],[3]

Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt thấp và có xu hướng giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân năm 2005 đạt 4,42%, so với mức 4,85% năm 2004. Số doanh nghiệp lỗ năm 2005 chiếm 27,35% với mức lỗ bình quân 1 doanh nghiệp là 592 triệu đồng, số doanh nghiệp lãi chiếm 62,58% và mức lãi bình quân mỗi doanh nghiệp là 1.931 triệu đồng. (nguồn: Cục phát triển doanh nghiệp) [2],[3]

3.1.2.2 Giai đoạn 2006-2012

Số lượng DNNVV vẫn không ngừng tăng lên trong giai đoạn này và ngày càng đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Số lượng doanh nghiệp mới thành lập

Năm 2006 cả nước có 46.744 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tiếp theo trong các năm 2007, 2008 và 2009, 2010, 2011, 2012 con số này lần lượt là 58.196, 65.319, 84.531, 85.592, 72.323, 65.091 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Tính chung cho cả giai đoạn 2006-2012, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt khoảng 431.052 doanh nghiệp, trong đó số DNNVV thành lập mới là khoảng 422.430 doanh nghiệp nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập đến nay lên hơn

670.000 doanh nghiệp với vốn đăng ký hơn 4.520 nghìn tỷ đồng (khoảng 218 tỷ USD). [2],[3]

Từ năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng DNNVV giải thể tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong tổng số khoảng 670.000 doanh nghiệp đã được thành lập, cả nước còn 470.443 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 70%), 84.948 DNNVV đã giải thể, 18.542 DNNVV đăng ký dừng hoạt động và 96.108 DNVVV dừng hoạt động nhưng không đăng ký. Chỉ riêng năm 2012, số lượng DNNVV giải thể và dừng hoạt động là 55000.

Hình 4: Số lượng DNNVV thành lập mới giai đoạn 2006-2012

Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [2],[3]

Trong cơ cấu nhóm DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%), tiếp đến là doanh nghiệp nhỏ (khoảng 30%) và cuối cùng là doanh nghiệp vừa (10%). [2],[3]

Tạo việc làm:

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, tốc độ gia tăng việc làm mới trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước(mà phần lớn là DNNVV) trong giai đoạn 2006-2010 đạt trung bình khoảng 17,27%/năm (tức mỗi năm tăng trung bình khoảng hơn 700.000 việc làm mới). Đến năm 2010, tổng số lao động trong khu vực này đạt hơn 6,6 triệu. Tính trong giai đoạn 2006-2010, có khoảng 3,3 triệu lao động tăng thêm, chưa kể số lao động tăng thêm của khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, số lao động tăng thêm (chỗ làm mới) trong các DNNVV (chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp) trong giai đoạn 2006-2010 đạt so với mục tiêu Kế hoạch đề ra là 2,7 triệu chỗ làm mới. [2],[3]

Bảng 3. 2: Số lao động trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Tổng số lao động 3.369.855 3.933.182 4.690.857 5.629.028 6.601.161 Số lao động gia tăng 390.735 563.327 757.675 938.171 972.133 Tốc độ gia tăng (%) 13,11 16,72 19,26 20,00 17,27 Tốc độ gia tăng trung bình (%) 17,27

Nguồn: Tổng cục thống kê-Bộ Kế hoạch và Đầu tư [5]

Đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế:

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng và quy mô hoạt động, các DNNVV có vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, giúp cải thiện mức sống của người dân, góp phần rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. GDP của khu vực kinh tế tư nhân (trong đó chủ yếu là các DNNVV) chiếm 45,6% tổng GDP toàn xã hội năm 2006, tăng lên 47% năm 2008 và 48% GDP năm 2010. Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 50,2% việc làm của toàn nền kinh tế.

Bên cạnh trên, DNNVV cũng đóng góp không nhỏ vào tổng thu ngân sách. Năm 2006, DNNVV chỉ đóng góp 36,9% tổng thu nội địa(không kể thu từ dầu thô và đất). Nhưng đến năm 2010, DNNVV đã đóng góp 42,5% tổng thu nội địa, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước. [2],[3]

Bảng 3. 3: Đóng góp của DNNVV trong tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và đất) Đơn vị: % 2006 2007 2008 2009 2010 Đóng góp của DNNVV 36,9 41,1 42 42,2 42,5 Nguồn: Tổng cục thuế [47]

Như vậy, có thể thấy rằng DNNVV ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. DNNVV tạo nhiều việc làm mới, đóng góp hơn 50% GDP và khoảng 42% tổng thu nội địa. Mặc dù vậy, hạn chế lớn nhất của DNNVV ở Việt Nam là qui mô nhỏ (có tới 60% doanh nghiệp có qui mô siêu nhỏ), trình độ quản lý thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ lao động hạn chế. Chính

vì vậy, để phát triển DNNVV, Chính phủ cần có nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa đặc biệt là những giải pháp tài chính.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w