Về thuế GTGT

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 123 - 125)

Giải pháp trợ giúp tài chính

4.2.2.1 Về thuế GTGT

Xây dựng ngưỡng kê khai, nộp thuế GTGT

Ngưỡng doanh thu kê khai, nộp thuế GTGT hiện nay là 100 triệu đồng. Mặc dù vậy, theo đánh giá ở trên thì ngưỡng doanh thu mới qui định này thậm chí thấp hơn ngưỡng miễn nộp thuế GTGT trước đây là mức lương tối thiểu. Bên cạnh đó để đảm bảo tính khoa học và minh bạch trong việc xây dựng ngưỡng doanh thu, luận án đề xuất sử dụng mô hình về ngưỡng doanh thu do Keen và Mintz đề xuất năm 2004.[64]

Theo Keen và Mintz, ngưỡng doanh thu được xây dựng trên hai yếu tố quan trọng là doanh thu thuế của Chính phủ và hành vi của doanh nghiệp. Nếu ngưỡng doanh thu cao thì số lượng doanh nghiệp được miễn kê khai nộp thuế GTGT sẽ tăng, gánh nặng thuế của doanh nghiệp giảm, nhưng thu ngân sách vì thế cũng sẽ giảm. Một rủi ro nữa có thể kể đến là: do doanh nghiệp dưới ngưỡng không phải thực hiện chế độ kế toán nên khi các doanh nghiệp lớn bán hàng cho doanh nghiệp dưỡi ngưỡng sẽ dễ dàng khai báo không đúng giá trị giao dịch để trốn thuế. Ngược lại, nếu ngưỡng doanh thu thấp, số lượng doanh nghiệp trong diện phải quản lý tăng lên, vì thế chi phí quản lý Nhà nước sẽ tăng, làm giảm hiệu quả thu Ngân sách. Thêm vào đó, DNSN sẽ phải gánh chi phí tuân thủ thuế cao. Do đó việc xây dựng một ngưỡng doanh thu tối ưu là yêu cầu vô cùng quan trọng trong việc xây dựng hệ thống thuế hỗ trợ DNNVV.

Keen và Mintz giả sử có N doanh nghiệp dưỡi ngưỡng doanh thu, cùng kinh doanh một ngành nghề và có cùng doanh thu Y. Gọi Thuế suất thuế GTGT mà chính phủ qui định là t, tỷ suất giá trị gia tăng là v, chi phí tuân thủ thuế trung bình của doanh nghiệp là C. N doanh nghiệp dưỡi ngưỡng doanh thu sẽ được miễn kê khai, nộp thuế GTGT, vì vậy số thuế GTGT được miễn (của một doanh nghiệp ) t.v.Y sẽ là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp

cũng sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tuân thủ thuế là C. Như vậy, doanh nghiệp dưỡi ngưỡng sẽ được hưởng hai lợi ích: số thuế GTGT được miễn(t.v.Y) và chi phí tuân thủ tiết kiệm được(C).

Với tổng số N doanh nghiệp dưỡi ngưỡng doanh thu sẽ thu về tổng lợi ích là: (đây được coi là tổng lợi ích của việc qui định ngưỡng doanh thu)

N.t.v.Y + N.C [64, tr.4] (4.1)

Ngược lại, với việc N doanh nghiệp dưới ngưỡng doanh thu được miễn kê khai, nộp thuế GTGT, Chính phủ sẽ bị mất đi một khoản thu ngân sách tương ứng N.t.v.Y. Nhưng Chính phủ cũng sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý đối với N doanh nghiệp này là N.A (trong đó A: chi phí quản lý thuế trung bình cho một doanh nghiệp). Vì thế ngân sách thực tế bị giảm đi chỉ là:

N.t.v.Y – N.A. [64, tr.4]

Ở đây, cần tính tới yếu tố chi phí cơ hội của việc chi tiêu ngân sách. Nếu chính phủ sử dụng toàn bộ ngân sách thu được cho phát triển kinh tế - xã hội thì lợi ích xã hội thực sự bị mất đi do việc giảm thu ngân sách sẽ là (Tổng chi phí của việc qui định ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế):

α(N.t.v.Y – N.A) [64, tr.4] (4.2) Trong đó: α là hệ số nhân chi tiêu của chính phủ.

Nếu không có ngưỡng doanh thu thì số thu ngân sách có thể bị âm do chi phí quản lý cao hơn số thu ngân sách. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải chịu gánh nặng do chi phí tuân thủ. Từ (4.1), (4.2) có thể thấy được sự mâu thuẫn giữa lợi ích xã hội với lợi ích của doanh nghiệp trong việc qui định ngưỡng doanh thu. Keen và Mintz cho rằng mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết khi lợi ích xã hội mất đi bằng với lợi ích doanh nghiệp được hưởng.

(4.1) = (4.2)

N.t.v.Y + N.C = α(N.t.v.Y – N.A) [64, tr.4] (4.3) Giả định rằng, toàn bộ N doanh nghiệp có doanh thu đúng bằng ngưỡng doanh thu(Z) (Y = Z). Khi đó đẳng thức (3) có thể rút gọn:

Suy ra

Đẳng thức (4.4) cho thấy ngưỡng doanh thu hợp lý Z sẽ phụ thuộc vào chi phí quản lý (A), chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp (C), thuế suất thuế GTGT, tỷ suất giá trị gia tăng và hệ số nhân chi tiêu của chính phủ.

Mô hình trên cung cấp một cách tính đơn giản để xác định ngưỡng doanh thu. Vì vậy, nó được IMF2 khuyến cáo sử dụng. Mặc dù vậy, mô hình trên đã bỏ qua khả năng trốn thuế của các doanh nghiệp khi áp dụng ngưỡng doanh thu. Khi qui định về ngưỡng doanh thu được ban hành, các doanh nghiệp dưới ngưỡng sẽ được miễn kê khai, nộp thuế vì vậy họ sẽ không thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán. Các doanh nghiệp trên ngưỡng vì vậy có thể khai không đúng doanh thu khi giao dịch với doanh nghiệp dưỡi ngưỡng để trốn thuế. Điều này sẽ càng trở nên phổ biến nếu ngưỡng doanh thu cao. Đó là điều cần lưu ý khi vận dụng mô hình trên.

Vận dụng mô hình trên để tính ngưỡng doanh thu miễn kê khai, nộp thuế GTGT ở Việt Nam.

α là hệ số nhân chi tiêu của chính phủ được xác định = 1/(1- MPC). Trong đó: MPC là hệ số tiêu dùng biên.

MPC của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 là 0,722. [5] Vì vậy, α = 1/(1- 0,722) = 3,59.

A: chi phí quản lý hành chính đối với một DNSN có thể được xác định dựa vào chi phí trung bình cho một cán bộ ngành thuế và số lượng DNNVV trung bình do một cán bộ quản lý (các chỉ tiêu này xác định theo năm).

A = chi phí trung bình cho một cán bộ thuế/số lượng DNSN trung bình do một cán bộ quản lý.

Theo số liệu của Tổng cục Thuế năm 2010, chi phí bình quân cho một cán bộ thuế là 112 triệu đồng/năm. Bình quân số doanh nghiệp/cán bộ là 36. [47]

Khi đó A = 112/36 = 4,3 triệu đồng/năm.

C: chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp hàng năm. Bỏ qua những chi phí

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w