CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
3.1.1.5 Lao động và việc làm:
Việt Nam có quy mô dân số lớn và cơ cấu dân số trẻ, với 90% dân số nằm trong hoặc dưới độ tuổi lao động. Đến năm, dân số Việt Nam ước đạt 87 triệu người, với 29,6% là dân số thành thị và 70,4% là dân số nông thôn. Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 tại Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Tỷ lệ tham gia lực lượng cao động cao nhưng đang có xu hướng giảm đi do dân số trẻ có cơ hội đi học lâu hơn trước khi bước vào lực lượng lao động. Đến năm 2012, Việt Nam có 44 triệu người tham gia lực lượng lao động, tương đương với 51,1% dân số. [4],[5]
Tăng trưởng việc làm chậm so với tăng GDP; tỷ lệ lao động tự trả lương hoặc làm việc trong khu vực phi chính quy cao gợi ý rằng tỷ lệ thất nghiệp hoặc
động tăng thấp hơn so với mức tăng trưởng về thu nhập và xuất khẩu. So sánh với các nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh của họ, Việt Nam có mức độ gia tăng việc làm thấp hơn.
Cơ cấu phẩn bổ đầu tư mất cân đối giữa các thành phần kinh tế cũng tạo nên tốc độ tạo việc làm thấp. Hơn 37% tổng đầu tư xã hội tập trung vào khu vực nhà nước thâm dụng vốn trong khi khu vực này chỉ tạo 34% GDP và tạo ra 10% số việc làm. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm nhất (hơn 87% tổng số việc làm) lại chỉ chiếm 28% tổng đầu tư xã hội. Việc giải quyết mất cân đối này cần được coi là một phần của chính sách thúc đẩy tạo việc làm cho nền kinh tế. [4],[5]