Tăng trưởng kinh tế:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

3.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế:

Nền kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, trung bình đạt 6.96%. Mục tiêu tăng trưởng của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005; 2006- 2010 lần lượt là 7,51% và 7,01%/năm.

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2012

Nguồn: Tổng cục thống kế [4], [5]

Thu nhập quốc dân trên đầu người cũng tăng trưởng đều đặn ở mức khá, trung bình 5,7%. Nhờ đạt được tốc độ tăng trưởng như trên nên tổng sản phẩm trong nước (tính theo giá so sánh năm 1994) năm 2010 đã gấp gần 2,02 lần năm 2000. Nếu tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng năm thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lên trên 100,8 tỷ USD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần. [4],[5]

Trong giai đoạn này, thu ngân sách tính theo tỷ lệ phần trăm GDP của Việt Nam tăng liên tục lên tới gần 30% trong năm 2012. Với tỷ lệ thu ngân sách trung bình lên tới 27%, đưa Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ thu cao nhất trong khu vực. Quy mô của khu vực công trong nền kinh tế ngày càng được mở rộng, không chỉ đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công như hành chính, giáo dục, y tế, mà còn đúng đối với hoạt động kinh doanh, thông qua việc tăng cường đầu tư cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. [4],[5]

Bảng 3. 1: Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá cố định 1994 Năm GDP( triệu USD) Bình quân đầu người (USD)

2001 32487 413 2002 35081 440 2003 39798 492 2004 45359 561 2005 52899 642 2006 60819 730 2007 71003 843 2008 89553 1052 2009 94317 1112

2010 100712 1188

2011 106533 1250

2012 111892 1314

Nguồn: Tổng cục Thống kê [4],[5] 3.1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế:

Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển toàn diện và sâu rộng, hội nhập ngày càng đầy đủ với kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: hợp tác song phương và đa phương; mở rộng quan hệ thương mại, thu hút vốn đầu tư, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối và tăng cường nhiều hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”, đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia; quan hệ thương mại với 175 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 60 hiệp định kinh tế và thương mại song phương và thiết lập quan hệ đầu tư với trên 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các cam kết trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA); xúc tiến đàm phán Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện với EU (PCA); đàm phán Hiệp định đầu tư song phương với Hoa Kỳ (BIT) và Ca-na-đa; đàm phán Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) với Chi-lê…

Việt Nam cũng đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương mại trong khuôn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); tham gia tích cực trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); duy trì tốt mối quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như UNDP, UNFPA, FAO, UNIDO, ILO, WHO, UNESCO,WB, IMF, ADB…, đặc biệt là đã chủ động và tích cực đàm phán để sớm gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Ngày 01/11/2007 nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tăng liên tục trong thời gian qua. Trong mười năm 2001-2010 nước ta đã cấp 10468 giấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn đăng ký trong

trên 168,8 tỷ USD. Tổng số vốn thực hiện mười năm 2001-2010 đạt gần 58,5 tỷ USD. [4],[5]

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w