Quan điểm của luận án về hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 120 - 123)

Giải pháp trợ giúp tài chính

4.2.1 Quan điểm của luận án về hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có nhiều mục tiêu được đặt ra khi xây dựng một hệ thống thuế, như: đảm bảo nguồn thu ngân sách, đảm bảo tính công bằng, tính giản đơn, khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu … Tuy nhiên những mục tiêu này thường mâu thuẫn với nhau: tính công bằng mâu thuẫn với tính giản đơn của hệ thống thuế; đảm bảo nguồn thu ngân sách mâu thuẫn với khuyến khích đầu tư phát triển, gánh nặng chi phí quản lý mâu thuẫn với gánh nặng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các mục tiêu cần đạt được khi xây dựng hệ thống thuế. Đứng trên quan điểm hỗ trợ phát triển DNNVV tuy nhiên vẫn phải bảo đảm trên một mức độ nhất định về yêu cầu của quản lý thuế, luận án đề xuất quan điểm hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV như sau:

Thứ nhất, phân loại DNNVV thành các nhóm, có những qui định riêng về thuế, áp dụng cho từng nhóm đối tượng DNNVV. Việc áp dụng hệ thống thuế chuẩn sẽ tạo gánh nặng chi phí tuân thủ lớn cho DNNVV. Hơn nữa gánh nặng về chi phí tuân thủ thuế tỷ lệ nghịch với qui mô doanh nghiệp . DNNVV có nhiều phân đoạn khác nhau, với những đặc thù riêng. Vì vậy cần có những qui định riêng áp dụng cho từng nhóm đối tượng DNNVV để giảm chi phí tuân thủ thuế, qua đó giảm gánh nặng thuế cho nhóm doanh nghiệp này.

Đối với DNSN có thu nhập ở đảm bảo cuộc sống tối thiểu (đa số là kinh doanh bán lẻ, cung cấp dịch vụ lưu động) thì ưu tiên miễn thuế. Việc thu thuế đối

tạo ra gánh nặng chi phí quản lý thuế. Vì vậy, số thuế thu được của nhóm người nộp thuế này rất thấp nên điều đó có thể làm giảm nguồn thu ngân sách nếu chi phí quản lý quá cao.

Đối với DNSN có thu nhập trên mức kiếm sống nhưng không có tư cách pháp nhân thì áp dụng thuế khoán. Thuế khoán sẽ giảm chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp vừa giảm gánh nặng chi phí quản lý thuế. Tuy nhiên để hạn chế gian lận thuế đối với các loại hình kinh doanh dễ che giấu doanh thu (kinh doanh vận tải, khách sạn, nhà hàng) thì cần áp dụng loại thuế khoán theo chỉ tiêu thay vì thuế khoán theo doanh thu.

Đối với doanh nghiệp nhỏ có tư cách pháp nhân thì cần áp dụng chế độ kế toán và cách tính thuế giản đơn. Bên cạnh đó, để khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hệ thống thuế chuẩn cần cho phép doanh nghiệp lựa chọn phương pháp kê khai nộp thuế.

Đối với doanh nghiệp có qui mô vừa thì cần áp dụng chế độ kế toán giản đơn, ưu đãi về thuế suất và chi phí được trừ khi đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học-công nghệ. Cũng cần có qui định trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức, chi phí thấp.

Thứ hai, những nội dung hoàn thiện phải hướng tới tính giản đơn của hệ thống thuế. Một trong những yếu tố làm tăng chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp là sự phức tạp của hệ thống thuế. Vì vậy một trong những ưu tiên hàng đầu khi hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV là phải hướng tới tính giản đơn.

Thứ ba, hoàn thiện chính sách thuế phải phù hợp với trình độ quản lý và giảm thiểu chi phí quản lý thuế. Những qui định về thuế không phù hợp với trình độ quản lý hiện nay của Việt Nam sẽ thiếu tính khả thi. Mặt khác, việc ban hành những qui định không phù hợp với trình độ quản lý cũng sẽ tạo ra gánh nặng chi phí quản lý, làm giảm hiệu quả của hệ thống thuế.

Thứ tư, đảm bảo nguồn thu ngân sách. Mặc dù định hướng hoàn thiện chính sách thuế là ưu tiên hỗ trợ phát triển DNNVV nhưng không thể vì thế mà gây ảnh

hưởng lớn tới số thu ngân sách. Những qui định ưu đãi thuế sẽ hỗ trợ phát triển DNNVV. Nhưng nếu những ưu đãi thuế lớn sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới hoạt động của bộ máy hành chính, phá vỡ tính công bằng trong hệ thống thuế, tạo sự phân biệt đối xử giữa DNNVV và doanh nghiệp lớn.

Thứ năm, đảm bảo tính công bằng. Mặc dù cần có những qui định riêng áp dụng cho từng nhóm đối tượng DNNVV, nhưng những qui định đó phải đảm bảo tính công bằng của hệ thống thuế. Những ưu đãi lớn áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ làm giảm động lực phát triển của đối tượng này. Họ không muốn tăng qui mô kinh doanh vì sẽ phải chịu gánh nặng thuế biên lớn hơn nhiều. Mặt khác, để tạo sự công bằng trong hệ thống thuế, cần hướng tới việc thu thuế của nhóm đối tượng có rủi ro trốn thuế cao. Có một nghịch lý trong quản lý đó là cơ quan quản lý thuế thường tìm cách tăng thu thuế từ những người nộp thuế chấp hành nghiêm túc qui định về thuế. Trong khi đó, họ thường dễ dàng bỏ qua những đối tượng có rủi ro trốn thuế cao, do chi phí quản lý thuế đối với những đối tượng này cao hơn. Nhưng điều đó sẽ tạo ra một hệ lụy vô cùng xấu là những người thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế sẽ nhận thấy sự bất công bằng, vì thế họ cũng sẽ tìm cách trốn thuế để giảm gánh nặng. Do vậy, thay vì tìm cách tăng thu thuế ở nhóm người nộp thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế thì cần phải có những ưu đãi cho họ. Mặt khác cần xử phạt nghiêm khắc những đối tượng trốn thuế. Như thế mới có thể khuyến khích doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế

Thứ sáu, cần tạo cơ chế khuyến khích DNNVV từng bước tham gia vào hệ thống thuế chuẩn mực. Việc thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ không chỉ giúp cơ quan quản lý thuế giám sát tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh mà điều đó cũng giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên việc tham gia vào hệ thống thuế chuẩn mực sẽ làm tăng gánh nặng chi phí tuân thủ. Vì thế cần có những ưu đãi nhằm làm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ thuế cho doanh nghiệp. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế cần hướng tới tạo cơ chế giúp DNNVV từng bước thực hiện đầy đủ chế độ kế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ kinh tế: Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w