CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ
2.1.1.2 Các yếu tố cấu thành một loại thuế
Mỗi một loại thuế đều được cấu thành từ một số yếu tố. Các yếu tố này phản ánh nội dung cơ bản của sắc thuế và được qui định cụ thể trong Luật thuế, cụ thể như sau:
Tên gọi: Mỗi chính sách thuế có một tên gọi riêng. Thông thường tên gọi của chính sách thuế thể hiện đối tượng chịu tác động hoặc mục tiêu của việc áp dụng của chính sách thuế. Ví dụ: thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ; thuế TNDN là loại thuế đánh vào các khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Đối tượng nộp thuế: là các tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm phải kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo qui định. Đối tượng nộp thuế có thể không giống nhau các sắc thuế. Đối tượng nộp thuế thể hiện phạm vi áp dụng của sắc thuế đó. Vì vậy, một số loại thuế có phạm vi áp dụng rất rộng, như thuế GTGT, thuế TNDN.
Đối tượng chịu thuế: là đối tượng chịu tác động trực tiếp của sắc thuế. Đối tượng phản ánh phạm vi điều chỉnh của sắc thuế. Đối tượng chịu thuế thường là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc tài sản, hoạt động nào đó. Hai trong số các loại thuế có phạm vi điều chỉnh lớn nhất là thuế GTGT và thuế TNDN. Trên thực tế và trong nghiên cứu, người ta thường quan tâm nhiều hơn tới người chịu thuế, là người phải gánh chịu khoản thuế đó. Vì vậy, người nộp thuế (hay đối tượng nộp thuế) chưa chắc đã là người chịu thuế.
Cơ sở thuế: là đại lượng được xác định làm căn cứ tính thuế. Cơ sở thuế có thể được đo lường theo đơn vị hàng hóa hoặc giá trị (hàng hóa, tài sản, thu nhập…). Vì được sử dụng làm căn cứ tính thuế nên cơ sở thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số thuế phải nộp. Để điều chỉnh mức độ điều tiết của sắc thuế có thể điều chỉnh qui định về cơ sở thuế. Ví dụ: có thể qui định tăng số lượng các khoản thu nhập miễn thuế để giảm thuế TNDN.
bằng một số tuyệt đối trên cơ sở thuế. Thuế suất tương đối là thuế suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên cơ sở thuế. Trong thuế suất tương đối có thuế tỷ lệ (thuế suất không thay đổi khi cơ sở thuế thay đổi), thuế suất lũy tiến (thuế suất tăng khi cơ sở thuế tăng), thuế suất lũy thoái (thuế suất giảm khi cơ sở thuế tăng). Cũng giống như cơ sở thuế, thuế suất ảnh hưởng trực tiếp tới số thuế phải nộp theo qui định. Tuy nhiên thuế suất dễ dàng điều chỉnh hơn nhiều so với cơ sở thuế. Để thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô, phân phối lại thu nhập hoặc định hướng sản xuất kinh doanh, thuế suất là yếu tố đầu tiên được nghĩ tới do việc thay đổi thuế suất đơn giản, dễ áp dụng, không ảnh hưởng nhiều tới công tác quản lý thuế.
Các yếu tố khác: như kê khai, nộp thuế, hoàn thuế … Đây là các yếu tố về quản lý thuế. Các yếu tố này rất khác nhau ở các sắc thuế. Mỗi sắc thuế có đặc điểm riêng vì vậy cần có những qui định riêng về kê khai, nộp thuế. Các loại thuế có phạm vi điều chỉnh càng rộng thì những qui định về quản lý thuế càng phải chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng. [22],[25]
Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành một sắc thuế ở trên, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bao gồm: cơ sở thuế và thuế suất. Các qui định về quản lý thuế sẽ tạo gánh nặng gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế.