Thực trang chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty Cổ phần Cafico

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 64 - 110)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.6 Thực trang chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty Cổ phần Cafico

Những tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty Cổ phần Cafico bao gồm ngư dân, nậu vựa, Công ty Cafico, nhà nhập khẩu được trình bày trong hình 2.1. Từ hình 2.1, ta thấy mặt hàng mực ống của Công ty được phân phối như sau: Ngư dân phân phối sản phẩm của mình theo ba hướng: đến Công ty chiếm 55% và đến Nậu vựa chiếm 38% và một phần nhỏ không thường xuyên (chiếm 6%) đến người bán sỉ, người bán lẻ. Sau đó Nậu vựa cung cấp cho Công ty(25%), và một phần không thường xuyên phân phối cho nhà hàng chiếm 7%. Công

ty thu mua nguyên liệu từ ngư dân và Nậu vựa chủ yếu để xuất khẩu chiếm 90,5%, còn

một phần nhỏ phân phối ở thị trường nội địa cho các siêu thị, nhà hàng chiếm 9,5%.

Hình 2.1: Chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của Công ty Cafico 2.6.1 Ngư dân

Ngư dân là mắt xích đầu tiên tham gia vào chuỗi cung ứng này. Mực được khai thác bằng cả tàu khai thác xa bờ và các tàu khai thác ven bờ. Đối với tàu khai thác ven bờ thường đi về trong ngày và thường sử dụng tàu có công suất 60 CV đến 90CV. Chi phí của tàu thấp hơn so với những tàu khai thác xa bờ. Còn tàu khác thác xa bờ thời gian đi khai thác kéo dài từ 7 - 10 ngày, có khi là một tháng nên chi phí của nó lớn hơn rất nhiều so với các tàu khai thác gần bờ và thường sử dụng tàu có công suất trên 90CV. Nghề khai thác chính hiện nay: Vây rút chì xa bờ, kéo, câu, lưới giả, mành chụp. Đối tượng khai thác mực ở đây chủ yếu là chủ tàu kiêm ngư dân, có một số rất ít là các chủ Nậu Vựa cũng có tàu đi khai thác mực.

Ngư dân khai thác mực quanh năm nhưng tập trung nhiều vào các tháng từ 12 - 4 và từ 6-9. Đối với mực ống sống thường ở độ sâu, tập trung nhiều nhất ở vùng sâu khoảng 30 – 50 m. Ngoài ra, còn có một số loài thường sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100 m nước.

Ngư dân Nậu Vựa Công ty Cafico Bán sĩ Bán lẻ Nhà nhập khẩu Siêu thị Ng ười tiêu dùn g

: Mua bán diễn ra thường xuyên

: Mua bán diễn ra không thường xuyên 55% 38% 7% Nhà hàng 90,5% 25% 9,5% 6% 7%

Ngư trường khai thác mực là những nơi có nền đáy cát pha vỏ nhuyễn thể. Nơi có nhiều nguồn thức ăn cho mực. Độ trong từ 1-2 m. Dòng chảy nhẹ.

Đối với tàu câu tay mực không có lưới mà chỉ có đồ câu cho mỗi thủy thủ. Ống câu và lưỡi câu chỉ dùng để câu mực đáy, cần câu và lưỡi câu bằng gỗ nhẹ dùng để câu mực. Mỗi câu thường là mỗi giả băng kim tuyền và các ngạnh lưỡi câu dùng để kéo mực. Mỗi thủy thủ thường được trang bị từ 10 đến 20 đường câu.

* Nguồn nhân lực trên tàu khai thác mực

Thuyền trưởng là người có quyết định cao nhất trên tàu, điều khiển tàu đến ngư trường khai thác, quyết định thả lưới, thu lưới, điều khiển ngư cụ khai thác, máy móc trên tàu…Hầu hết các thuyền trưởng tàu khai thác hải sản có độ tuổi nghề còn khá trẻ, tuổi nghề và kinh nghiệm khai thác hải sản của họ thường trên 10 năm. Trình độ văn hóa thấp, đa số là cấp I và cấp II, đặc biệt vẫn có một số mù chữ, trình độ đại học rất ít. Máy trưởng không đòi hỏi yêu cầu năng lực cao như thuyền trưởng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Công việc máy trưởng tập trung chủ yếu ở khu vực hầm máy, quản lý máy chính, máy phụ, máy phát điện,…Trình độ văn hóa của họ cũng rất thấp đa số là cấp I và cấp II.

Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính quy, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác. Thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế. Do trình độ học vấn thấp sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ bị hạn chế, việc áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất khai thác gặp nhiều khó khăn.

Lao động trên tàu câu mực khoảng trên dưới 10 người. Nghề khai thác hải sản nói chung và khai thác mực khơi nói riêng có cường độ lao động cao và mức độ nguy hiểm, rủi ro nhiều hơn so với các loại nghề khác trên bờ. Do đó lực lượng lao động trên tàu thường là trẻ, nhưng có trình độ văn hóa thấp.

* Bảo quản mực khai thác trên tàu

Khi mực được khai thác lên tàu, ngư dân xếp mực trong khay nhựa có nắp đậy, trang bị dự phòng túi PE để sử dụng khi thiếu khay nhựa. Số lượng khay nhựa trang bị trên tàu nghề chụp mực lớn, dao động từ 200 – 900 cái/tàu, đối với nghề câu mực ống thì số lượng ít hơn, trung bình từ 100 – 200 cái/tàu. Bên cạnh đó, các tàu hoạt động nghề câu mực còn trang bị thêm giàn phơi mực.

Số lượng hầm bảo quản trên các tàu khai thác xa bờ dao động từ 3-8 hầm, đạt chất lượng trung bình. Thời gian sử dụng hầm dao động từ 2 đến 6 năm, nếu sử dụng nhiều hơn thì sẽ giảm chất lượng. Một số tàu có chất lượng hầm bảo quản thấp nhưng vẫn chưa được cải tạo, sữa chữa. Vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản chủ yếu là xốp ghép số còn lại là xếp thổi. Mặc dù ngư dân đã nhận thấy tính ưu việt của việc sử dụng xốp thổi để làm hầm bảo quản, nhưng do giá thành cao nên chưa đủ khả năng đầu tư.

* Tình hình tiêu thụ và hợp đồng mua bán

Mực hiện nay đang là nguồn nguyên liệu khan hiếm cho chế biến xuất khẩu nên các chủ Nậu Vựa mua mực nguyên liệu với giá như nhau cho cả chủ tàu có và không có quan hệ tài chính, thậm chí đối với những chủ tàu không có quan hệ tài chính còn được ưu tiên thanh toán tiền ngay sau khi giao hàng. Chủ tàu không có quan hệ tài chính có thể bán sản phẩm cho bất cứ đối tượng mua nào nếu thấy có lợi nhất. Chủ tàu có quan hệ tài chính phải bán cho chủ NV của mình. Không có sư chênh lệch giá so với thị trường khi thanh toán.

Các sản phẩm mực khai thác chủ yếu được bán cho các chủ NV, các tàu thu mua trên biển của các HTX và tư nhân, một số các cơ sở chế biến và một số ít người mua để bán lẻ tại chợ địa phương.

* Các yếu tố quyết định giá bán mực ống đánh bắt

Giá bán mực ống nguyên liệu sẽ được thỏa thuận giữa chủ tàu, nậu vựa và công ty chế biến. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm mà giá bán khác nhau và tùy thuộc vào từng kích cỡ mực. Riêng đối với loại mực đạt chuẩn có thể xuất khẩu thì giá bán thường được quyết định bởi các yếu tố trên thị trường như:

- Giá xuất khẩu trên thị trường thế giới: Sau khi xem xét giá xuất khẩu mà thị trường nước nhập khẩu chấp nhận, Công ty sẽ lập một bảng kê các chi phí và mức lãi nhất định từ đó đưa ra được một mực giá nguyên liệu cần mua.

- Mùa vụ: thường vào mùa mực ống (tháng 6 - 9) giá sẽ có giảm hơn so với trái vụ.

* Các yếu tố rủi ro của nghề đánh bắt mực

Rủi ro của nghề khai thác hải sản nói chung và nghề đánh bắt mực nói riêng hiện nay đó là tình trạng thiếu bạn ghe/tàu. Do đặc thù của nghề biển đòi hỏi nguồn lao động trẻ, khỏe, có kinh nghiệm đánh bắt trên biển nên trước khi vào mùa đánh bắt mới, các chủ tàu chạy đôn chạy đáo tìm bạn ghe. Có nhiều phương tiện thiếu lao động vẫn ra khơi. Lý do thiếu bạn ghe/tàu là từ áp lực thu hút lao động công việc của các

khu công nghiệp trên bờ, tạo công ăn việc làm thường xuyên ổn định hơn đi biển nên lao động đã chuyển dần từ đi khai thác hải sản lên làm việc trên bờ. Mặt khác lao động trên biển thường xuyên phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, sóng gió, bão, và thời gian ở trên biển nhiều hơn ở nhà lo cho gia đình nên nhiều lao động đã chọn làm việc trên bờ đôi khi có thu nhập ít hơn nhưng ổn định.

Hầu hết ngư dân vẫn là những đối tượng nghèo, có thu nhập thấp. Hoạt động khai thác mực nói riêng, và khai thác thủy hải sản nói chung là một lĩnh vực rủi ro cao hơn các ngành sản xuất khác. Với đặc thù hoạt động trên môi trường biển, ngư dân có nguy cơ gặp rủi ro cao về tính mạng, phương tiện và tài sản đánh bắt hải sản do ảnh hưởng của thời tiết và những bất ổn về ngư trường khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, ngư dân hiện mới chủ yếu khai thác và đánh bắt thủy, hải sản theo hình thức nhỏ lẻ, gần bờ nên năng suất thấp, giá trị thấp, không bền vững và cơ hội thoát nghèo không dễ. Trong khi đó, chi phí đầu vào như nguyên liệu, xăng dầu…liên tục tăng cao. Giá sản lượng đánh bắt được lại không tăng, đôi khi còn giảm, nhiều lúc còn xảy ra tình trạng ép giá nên thu nhập của ngư dân còn thấp và chịu nhiều thiệt thòi.

Ngoài ra, hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản còn phải chịu nhiều loại thuế, phí như thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập…Phương tiện tàu thuyền khai thác, đánh bắt nhìn chung còn cũ nát, lạc hậu và cơ bản là chưa đáp ứng được yêu cầu đánh bắt xa bờ.

Trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu của ngư dân vẫn còn thiếu nên ngư dân chưa thể ứng phó kịp thời với những diễn biến bất thường của thời tiết và thiên tai đột ngột xảy ra với cường độ mạnh. Không những vậy, trình độ, chất lượng lao động nghề khai thác mực cũng như khai thác hải sản còn thấp, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, lại hoạt động trong môi trường lao động rủi ro.

Tình trạng ngư dân đánh bắt hải sản bằng giã cao bay (thuyền công suất lớn sử dụng lưới tầng đáy đánh bắt gần bờ), sử dụng chất nổ, điện để khai thác thủy sản. Làm cho nguồn lợi thủy sản bị hủy diệt nghiêm trọng kèm theo đó là gây ô nhiệm môi trường.

2.6.2 Nậu vựa

Nậu vựa là một người hoặc một tổ chức mua bán sản phẩm khai thác hải sản trung gian giữa ngư dân và các bộ phận mua bán trung gian khác. Nếu như tàu cá có nhiệm vụ ra khơi đánh bắt cho được thật nhiều hải sản mực, thì các Nậu vựa có chức

năng là tập trung, điều tiết, phân phối và định giá hàng hóa tại bến, bảo quản và có thể vận chuyển mực tới nhà máy chế biến và thanh toán tiền trực tiếp cho chủ tàu sau khi thu mua mực. Nậu vựa có thể đầu tư cho chủ tàu hoặc có các tàu khai thác hải sản và cơ sở chế biến.

Con số Nậu vựa thu mua tại mỗi bến cảng chỉ một vài, nhưng luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Điều quyết định uy lực của chủ vựa là khả năng về tài chính. Nậu vựa càng giàu thì tàu đánh bắt cho Nậu vựa càng nhiều. Những Nậu vựa mạnh nhất có thể chọn, thu hút những tàu đánh bắt giỏi mang nhiều hàng tốt về cho mình. Tàu mà trúng đậm mực thì chủ vựa cũng được lợi với khoản tiền tương đương.

Song, đó chỉ là mặt nổi của các Nậu vựa, đằng sau đó, làm chủ Nậu vựa cũng có rủi ro. Phải có tiền để nuôi tàu, nếu trúng mùa thì còn được nếu tàu không ra khơi đánh bắt được Nậu vựa cũng phải nuôi tàu.

Hàng về cập bến, việc thỏa hiệp giá giữa chủ các tàu và các chủ vựa sẽ diễn ra như một cuộc đấu thầu. Vựa nào ra giá cao hơn sẽ dễ mua được nhiều hàng hơn. Tuy nhiên, chỉ có số ít tàu không phải chịu lệ thuộc tài chính vào các vựa mới có thể bán hàng theo kiểu đấu thầu như thế. Những tàu phụ thuộc tài chính vào Nậu vựa sẽ phải bán hết số hàng trên tàu cho vựa của mình với mức giá chung định sẵn. Vựa có trách nhiệm là phải thu mua hết số hàng mà các tàu có được.

Sau đó, Nậu vựa sẽ phân loại, vào túi, ướp lạnh để giữ độ tươi và bắt đầu một cuộc mua bán, cạnh tranh mới với các đầu mối cấp dưới, các cơ sở thu mua, sơ chế trong khu vực và trong tỉnh. Từ mạng lưới này, mặt hàng thủy sản sẽ được phân chia theo nhiều hình thức để cung cấp cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định lợi nhuận của chủ vựa. Chỉ cần xử lý hàng tại bến những chủ Nậu vựa có thể thu lời tại chỗ từ 50 đến 100%. Đổi lại, chủ Nậu vựa phải nuôi tàu, xử lý tất cả hàng hóa của tàu, phân phối nguồn hàng nhập và điều tiết giá dựa vào nguồn hàng, vào diễn biến thị trường đảm bảo hàng hóa được lưu thông trôi chảy chứ không bị ế ẩm, ứ đọng.

2.6.3 Công ty cổ phần Cafico

Đây là đối tượng chính trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề chất lượng sản phẩm đối với thị trường và người tiêu dùng. Thông qua khâu chế biến, giá trị sản phẩm khai thác hải sản được biến đổi rất mạnh, giá sản phẩm đầu ra thường

gấp từ 2 – 3 lần giá nguyên liệu đầu vào tùy theo mặt hàng sản phẩm chế biến. Cũng giống như các cơ sở chế biến thủy hải sản khác, công ty cũng có thể gặp phải một số rủi ro: người mua hàng chậm thanh toán tiền; chậm hợp đồng bị người mua hàng trừ tiền; sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATVSTP do nguyên liệu đầu vào không tốt nên không được thị trường chấp nhận, dẫn đến thiệt hại sản xuất và vận chuyển. Trong ba vấn đề rủi ro trên, thì rủi ro về ATVSTP là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty. Để sản phẩm chế biến đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và xuất khẩu đòi hỏi Công ty chế biến phải tuân thủ đúng về chất lượng VSATTP. Như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây là Công ty chế biến phải kiểm soát, giám sát được chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu, các công đoạn trong quá trình sản xuất cho tới sản phẩm cuối cùng được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng và khách hàng.

2.6.3.1 Quản lý thu mua nguyên liệu đầu vào

Công ty tổ chức thu mua nguyên liệu trong nước và ngoài nước, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu chuỗi cung ứng với nguồn nguyên liệu thu mua trong nước. Đây là nguồn nguyên liệu tốt và giá rẻ nhờ vào lợi thế địa phương, nguồn nguyên liệu này chiếm khoảng 50% trong tổng nguồn nguyên liệu của Công ty thu mua và chủ yếu tập trung ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Công ty có thể thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân hoặc gián tiếp qua các nậu vựa. Có một số chủ tàu chở mực trực tiếp đến tận Công ty để bán. Nếu mua qua Nậu vựa, sau khi Nậu vựa tiến hành thu mua từ ngư dân rồi bảo quản tạm thời và vận chuyển về Công ty.

Nguyên liệu sau khi vận chuyển về Công ty thì quản đốc phân xưởng chế biến cho tiến hành tiếp nhận, cân và lấy hàng mẫu để đánh giá tỷ lệ đối với từng loại hàng. Công việc đó được tiến hành như sau: lấy ngẫu nhiên một số mẫu của từng sọt hàng, sau đó phân loại và đem cân. Ví dụ: đối với loại nguyên liệu 4 – 6, công nhân tiến hành lấy mẫu, sau đó phân làm 2 loại trên 6 và dưới 6, đem cân, nếu tỷ lệ 60:40 là đạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 64 - 110)