Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 39 - 41)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp không thể không quan tâm đến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về chuỗi cung ứng ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực thủy sản có nhiều đề tài nghiên cứu như:

- “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafood – F17” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2008 của tác giả Nguyễn Thi Liên. Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa các hộ nuôi tôm thẻ, Nậu và Công ty, từ đó rút ra những mặt được, mặt chưa được trong liên kết chuỗi, và đưa ra giải pháp khắc phục.

- “Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Hoàn Nguyên. Tác giả đã khái quát về tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hòa; mô tả cấu trúc thị trường, kênh phân phối cá ngừ đại dương cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu tham gia trong thị trường; Phân tích và đánh giá tính hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; từ đó đưa ra các đề xuất về mặt chính sách để điều chỉnh quan hệ lợi ích hài hòa giữa ngư dân và các tác nhân chủ yếu khác tham gia trong toàn chuỗi.

- “Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2012 của tác giả Phan Lê Diễm Hằng. Tác giả đã phân tích cách thức tổ chức vận hành của thị trường và tình hình cạnh tranh cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang, cách phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, và đề xuất giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh cho toàn chuỗi cá ngư sọc dưa tại Nha Trang.

- “Tăng cường mối quan hệ nông dân – doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Th.S Vũ Tiến Dũng, năm 2009. Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa nông dân và doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây về nhu cầu và mục tiêu mỗi bên. Từ đó đề ra sự bất đồng và đề xuất những giải pháp nhằm gắn kết mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp.

Như vậy, đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của tác giả không có bị trùng lắp các đề tài đã từng công bố, và thừa hưởng cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng của các đề tài trên.

Kết luận chương 1

Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng thủy sản, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Giới thiệu tổng quan về chuỗi cung ứng thông qua một số khái niệm, lịch sử hình thành, phân loại, kết cầu. Trong đó tập trung nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.

2. Một chuỗi cung ứng gồm 3 tác nhân cơ bản: nhà cung ứng, nhà sản xuất, khách hàng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau.

3. Một chuỗi cung ứng ở đó các thành viên hợp tác với nhau thì không những chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết được tính kém linh hoạt trong quản lý. Hợp tác chặt chẽ giúp các thành viên chuỗi cung ứng cân đối cung cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG MỰC ỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CAFICO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 39 - 41)