6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.2.2. Dòng sản phẩm trong khâu lưu thông trung gian và các bên liên quan
Giá cả và giá trị sản phẩm khai thác hải sản trong khâu lưu thông trung gian, bao gồm cả khâu chế biến, là biến động nhiều nhất và phúc tạp nhất.
Trong khâu lưu thông trung gian này, đối tượng tham gia nào cũng đều thực hiện hai chức năng mua và bán, hoạt động rất đa dạng. Theo sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, có thể phân thành các nhóm đối tượng như sau:
* Người bán buôn: gồm:
Người bán buôn quy mô nhỏ: là người mua bán trung gian các sản phẩm khai thác hải sản có quan hệ rất nhiều đối tác: từ chủ tàu, người bán lẻ, chủ nậu vựa, cơ sở chế biến, người bán buôn này chỉ không quan hệ với người tiêu dùng. Người bán buôn quy mô nhỏ này mua hàng của chủ tàu, chủ nậu vựa mang bán cho người bán lẻ, các cơ sở chế biến.
Chủ nậu vựa các cấp: chủ nậu vựa cấp 1 – thường có cơ sở tại bến cảng – là nậu vựa mua hàng trực tiếp từ chủ tàu hoặc tự khai thác sản phẩm. Chủ nậu vựa cấp 1 có quan hệ rất chặt chẽ với chủ nậu vựa cấp 2 – thường có cơ sở tại các thành phố lớn. Các chủ nậu vựa cấp 2 có quan hệ chặt chẽ với chủ nậu vựa cấp 1 để mua hàng và quan hệ chặt chẽ với hệ thống những người bán buôn quy mô nhỏ tiêu thụ hàng thủy sản tươi sống và các cơ sở chế biến thủy sản để tiêu thụ sản phẩm khai thác hải sản tươi sống.
* Nhà hàng, khách sạn: Hệ thống các nhà hàng, khách sạn là khâu trung chuyển
quan trọng sản phẩm khai thác hải sản tới tay người tiêu dùng, các sản phẩm qua chế biến và không qua chế biến. Các nhà hàng, khách sạn quan hệ chủ yếu với nhóm những người bán buôn quy mô nhỏ để mua sản phẩm khai thác hải sản đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến để phục vụ khách hàng tiêu dùng của mình.
* Cơ sở chế biến và hệ thống tiêu thụ sản phẩm chế biến (các công ty kinh
doanh, các đại lý, các người bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, khách sạn…) là khâu trung gian rất quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm khai thác hải sản, tỷ lệ nguyên liệu sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày một tăng. Các cơ sở chế biến nói chung, bao gồm cả chế biến đông lạnh, chế biến khô, chế biến các loại mắm, cả chế biến các sản phẩm xuất khẩu và chế biến sản phẩm tiêu thụ nội địa, đều là nơi thu mua một số lượng lớn sản phẩm khai thác hải sản làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm chế biến. Để thu mua nguyên liệu đầu vào, các cơ sở chế biến quan hệ mua sản phẩm với các chủ nậu vựa, chủ tàu, người bán buôn. Trải qua quá trình chế biến, làm tăng giá trị cho sản phẩm khai thác hải sản, hệ thống tiêu thụ các sản phẩm hải sản chế biến cũng đa dạng và năng động như hệ thống tiêu thụ hàng thủy sản tươi sống. Ở đây hệ thống các chủ nậu vựa không có vai trò quan trọng như giai đoạn trước nhưng lại xuất hiện thêm nhiều đối tượng mới và rất quan trọng: hệ thống
các công ty kinh doanh hàng thủy sản qua chế biến, các đại lý, hệ thống nhập khẩu sản phẩm của nước ngoài; đối với sản phẩm chế biến khô vẫn tồn tại hệ thống chủ nậu vựa sản phẩm khai thác hải sản chế biến khô cho tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu, và vẫn tồn tại hệ thống bán buôn, bán lẻ sản phẩm thủy sản chế biến, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trường học,… là hệ thống trung chuyển các sản phẩm chế biến đến tay người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
* Các hợp tác xã dịch vụ và thu mua sản phẩm khai thác hải sản: các hợp tác
xã dịch vụ và thu mua sản phẩm khải thác hải sản trong gian đoạn này cũng có vai trò như hệ thống chủ nậu vựa cấp 1, các hợp tác xã cũng bán sản phẩm của mình thu mua được tới các cơ sở chế biến, tới cả các chủ nậu vựa.
* Người bán lẻ: thông thường người bán lẻ là người mua bán trung gian cuối cùng
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong chuỗi giá trị sản phẩm khai thác hải sản, do nghề khai thác hải sản mang nhiều đặc trưng của quy mô nhỏ nên người bán lẻ cũng có thể là khâu mua bán trung gian đầu tiên đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Ở đây, người bán lẻ tùy theo vị trí trong khâu lưu thông trung gian có thể gồm 3 nhóm: Nhóm trung chuyển sản phẩm trực tiếp từ khai thác đến người tiêu dùng; nhóm trung chuyển sản phẩm tươi sống từ người buôn đến người tiêu dùng; nhóm trung chuyển sản phẩm đã qua chế biến từ người bán buôn, các đại lý hàng thủy sản chế biến đến tay người tiêu dùng.
Giá cả sản phẩm trong khâu mua bán trung gian này tương đối ổn định hơn trong khâu khai thác về khía cạnh thời gian vì giá cả đã theo các loại sản phẩm được thị trường tiêu thụ chấp nhận. Giá cả sản phẩm trong khâu này thường được thỏa thuận thông qua đàm thoại bằng điện thoại; chi phí vận chuyển thường do bên bán chịu; tiền bán hàng được thanh toán chậm sau 7 – 10 ngày, thậm chí 15 ngày đối với hàng thủy sản tươi sống, làm nguyên liệu cho cơ sở chế biến; chậm 15 – 30 ngày đối với sản phẩm đã qua chế biến và xuất khẩu.
Trong giai đoạn này người mua hàng đồng thời là người bán hàng, họ nắm rất chắc thông tin thị trường nên ít chịu rủi ro hơn các chủ tàu và chủ nậu vựa cấp 1 trong giai đoạn trước. Hiện nay giai đoạn này gần như hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm, chỉ một phần sản phẩm rất nhỏ, không đáng kể, do hợp tác xã đảm nhiệm lưu thông.