Giải pháp 2: Cải thiện hệ thống thông tin trong chuỗi

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 92 - 110)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

3.2.2 Giải pháp 2: Cải thiện hệ thống thông tin trong chuỗi

Luồng trao đổi thông tin là huyết mạch của chuỗi cung ứng, thông tin có thông suốt thì hoạt động của chuỗi cung ứng mới trôi chảy. Hệ thống trao đổi thông tin tốt, chuyển giao đầy đủ thì người nhận thông tin mới dễ dàng kiểm soát và thực hiện tốt chức năng và đạt hiệu quả cao trong công việc. Để dòng thông tin trong chuỗi cung

ứng là thông suốt thì đòi hỏi mỗi tác nhân tham gia trong chuỗi đều phải cố gắng thực hiện đúng, cụ thể:

- Ngư dân: Cần thực hiện vấn đề truy xuất nguồn gốc, ghi sổ nhật ký đánh bắt hàng ngày, ngư trường đánh bắt, sản lượng nguyên liệu đánh bắt được như thế nào để báo cho Nậu vựa và công ty chế biến.

- Nậu vựa: thương xuyên liên hệ với ngư dân, để biết sản lượng đánh bắt, để có kế hoạch thu mua. Thông báo những thông tin về giá cả, thị trường cho ngư dân biết, đồng thời thông báo với công ty về sản lượng thu mua.

- Công ty chế biến: là thành phần chính trong chuỗi cung ứng, luông thông tin của công ty đóng vai trò rất quan trọng. Việc theo dõi dòng đi của nguyên liệu đầu vào cho tới thành phẩm cuối rất quan trọng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, theo dõi tồn kho, xuất hàng. Tuy nhiên hiện nay, công ty thực hiện thông qua bộ phận thống kê, thông qua ghi chép bằng sổ sách, phiếu nhập. Các sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho bảo quản được bộ phận kho thực hiện cũng thông qua ghi chép bằng sổ sách, sau đó được kế toán cập nhật vào phần mềm quản lý kho thành phẩm. Tuy nhiên số liệu nhập vào phần mềm lại dựa vào số liệu ghi chép ở sổ sách của thủ kho. Vậy để, nâng cao hiệu quả dòng thông tin công ty cần thay thế sổ theo dõi nhập tồn, sỗ theo dõi mã lô nguyên liệu bằng việc sử dụng công nghệ thẻ RFID để ghi nhận thông tin sản phẩm.

Thẻ RFID là một dạng thẻ nhớ đọc/ghi bằng sóng vô tuyến, đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thẻ có dung lượng lớn (tới hàng mêgabyte), ghi/đọc thông tin nhanh, dễ kết nối với thiết bị thu nhận (các đầu dò nhiệt độ, máy đo độ ẩm, cân…). Ngoài ra, thẻ RFID có độ bền vật lý và hóa học cao, có thể sử dụng ổn định trong môi trường sản xuất như chế biến thủy sản và có thể tái sử dụng lại để giảm chi phí.

Để sử dụng thẻ RFID hiệu quả công ty cần có thêm những hoạt động khác đi kèm: Thứ nhất, đầu tư phần cứng phù hợp như cân điện tử tự động, đầu ghi/đọc thẻ nhớ thích hợp; xây dựng hệ thống mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu và thiết kế các môdun phần mềm trung gian để hệ thống RFID giao tiếp được với phần mềm quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu. Thứ hai, đạo tạo nhân lực để vận hành và bảo trì hệ thống thông tin, công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

KẾT LUẬN

Xu thế chung cho thấy, khi kinh tế càng khó khăn, các thị trường nhập khẩu càng đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật để bảo hộ sản xuất trong nước. Ví dụ năm 2012, Nhật Bản và Hàn Quốc đã dựng rào cản về dư lượng chất Ethoxyquin với tôm Việt Nam hay việc Hàn Quốc ngừng nhập khẩu cá khô Việt Nam từ giữa năm 2012. Trung Quốc cũng bắt đầu dựng rào cản kỷ thuật với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt, mới đây, Liên minh Công nghiệp tôm vùng Vịnh của Mỹ kiện tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam. Ngày 20/3/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có công văn số 52/2014/CV-VASEP gửi các DN chế biến và xuất khẩu tôm sang Nhật Bản về việc nước này kiểm tra chỉ tiêu Oxytetracyline với 100% lô tôm NK từ Việt Nam….

Rào cản ngày càng nhiều, khiến tình hình xuất khẩu của Công ty khó càng thêm khó. Số liệu khảo sát của Tổ chức Phát triển công nghiệp của LHQ (UNIDO) cho thấy, mỗi năm thủy sản Việt Nam tổn thất hơn 14 triệu USD do hàng hóa xuất khẩu bị các nước trả về do chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩu của thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu của UNIDO cũng cho thấy, mối liên kết lỏng lẻo trong chuỗi cung ứng thủy sản từ Việt Nam, mà khâu yếu nhất chính là sử dụng không hợp lý đầu vào đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng thủy sản.

Công ty đã có các hệ thống quản lý chất lượng, như: HACCP, ISO…Tuy nhiên, về cơ bản, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng tìm hiểu các quy định của thị trường xuất khẩu chưa được Công ty chú ý đúng mực. Bên cạnh đó, do thói quen chỉ trông vào những thị trường truyền thống, không chú trọng mở rộng thị trường, nên nếu gặp rủi ro Công ty khó trở tay. Đây là điểm yếu khiến Công ty ngày càng yếu thế trên thị trường thế giới.

Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu và phân tích từng đối tượng tham gia trong chuỗi, phân tích tích hợp tác trong chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của công ty Cafico, từ đó nêu lên được những tồn tại trong chuỗi và đề xuất một số giải pháp khắc phục và cải thiện chuỗi cung ứng hiện nay của công ty Cafico, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty so với các đối thụ trong và ngoài nước. Theo các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu hội nhập, đồng thời để không sớm bị loại khỏi “sân chơi” vốn rất rộng lớn nhưng cũng vô cùng khắt khe này, thì cũng không cách nào khác, chính Công ty phải tiếp cận được chuỗi cung ứng tối ưu, đó là phải thỏa mãn tính đáp ứng và tính hiệu quả trong chuỗi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Trâm Anh, Huỳnh Phan Thúy Vi (2010), Tiếp cận chuỗi cung ứng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng tôm thẻ chân trắng – Trường hợp công ty cổ phẩn Nha Trang Seefood F17. Tạp chí khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 5 (40), 286-295.

2. Nguyễn Kim Anh (2006), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Đại học mở bán công Tp.HCM.

3. Khúc Tuấn Anh (2008), Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản, Luận văn thạc sĩ Công nghệ sau thu hoạch, Trường đại học Nha trang. 4. Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, NXB Thống kê, TP HCM. 5. Phan Lê Diễm Hằng (2012), chuỗi giá trị cá ngừ sọc dừa tại Nha Trang, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường đại học Nha Trang.

6. Nguyễn Thanh Liêm và các cộng sự (2009), Quản trị chuỗi cung ứng – tài liệu học tập. Khoa kinh tế - Trường đại học Đà Nẵng.

7. Phạm Thị Hoàn Nguyên (2012), chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường đại học Nha Trang.

8. Đinh Tiến Quang (2008), Một số vấn đề về chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, Tạp chí thương mại, số 16-2008.

9. Lê Anh Tuấn (2010), Một số vấn đề về chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam, theo vietnamsupply chain.vn- http://www.sotans.com.vn/index.php ngày 09.08.2010.

10. Lê Thị Thủy (2013), Quản trị chuỗi cung ứng tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su kontum, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường đại học Đà Nẵng.

11. Đoàng Thị Hồng Vân (2011), Từ chuyện cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ- Lại nghĩ về chuỗi cung ứng, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 9, tháng 1/2011.

12. Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2008), Quản trị chuỗi cung ứng, bài giảng khoa quản trị kinh doanh.

13. Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của công ty Cafico Việt Nam. 14. Bản tin thương mại thủy sản số 125 – 126 (tháng 5,6/2010), Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

Tiếng Anh

15. Chopra sunil và Pter Meindl (2001), Supply chain management strategy, planing and operation, Upper Saddle Riverm NI: prentice Hall, C.1.

16.Courtesy of Supply Chain Council, Tnc.

17.Ganesham, Ran and Terry P. Harrison (1995), Anintroduction to supply chain management.

18. H.L Lee and C.Billington, The evolution of supply chain management models and practice at Hewlett-packand, Interfaces 25, No.5(1995); 41-63.

19. Lamberk, Stock và Elleam (1998), Fundaments of logistics Management, Boston MA: Irwin/Mc Gaw-Hill, C.14.

WEBSITE 20. http://www.fistenet.gov.vn 21. http://www.fao.org 22. http://www.tranghaisan.com 23. http://www.thuysanvietnam.com.vn 24. http://www.vietfish.org 25. http://www.vasep.com.vn

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA CÔNG TY

Xin chào Quý Công ty! Tôi là học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh – Trường đại học Nha Trang. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại Công ty cổ phần Cafico”. Để hoàn thành tốt đề tài, kính mong Quý Công ty vui lòng giúp tôi tham gia trả lời những câu hỏi dưới đây.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Công ty!

A. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY

Tên công ty ……….. Địa chỉ ………. Ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh ………

B. THÔNG TIN CHUNG

1. Quý công ty hoạt động trong lĩnh vực này bao nhiêu lâu? ……..Năm

2. Thông thường, khi thu mua mực ống, Công ty có mua theo tiêu chuẩn của Quý Công ty yêu cầu hay không?

Có Không

Nếu có, Qúy Công ty vui lòng cho biết có mấy cách phân loại và cụ thể cách phân loại

……….. 3. Sản lượng và giá thu mua mực ống bình quân trong năm 2011, 2012 và 2013: Năm 2011: …………. tấn Giá thu mua bình quân: …… đồng/kg Năm 2012: …………. tấn Giá thu mua bình quân: …… đồng/kg Năm 2013: …………. tấn Giá thu mua bình quân: …… đồng/kg 4. Quý Công ty thu mua mực trực tiếp ngư dân hay qua nậu vựa?

Ngư dân Nậu vựa Cả hai

Nếu mua qua Nậu vựa, có sự khác biệt về giá thu mua mực giữa ngư dân và nậu vựa hay không?

Nếu có, giá mua khác biệt trung bình …………..nghìn/kg

5. Sản lượng thu mu: ………% Nậu vựa/năm ………% Ngư dân/năm 6. Quý Công ty thích mua trực tiếp của ngư dân hay không?

Có Không

Nếu có, những yêu cầu gì mà Công ty yêu cầu ngư dân đáp ứng?

 Chất lượng  Giá cả  Uy tín  Cung cấp ổn định  Chất lượng  Khác

 Nếu không, tại sao?

……… ………

7. Công ty có mối quan hệ thân thiết với những người cung cấp mực hay không? Có Không

Nếu có, xin Quý Công ty cho biết:

- Công ty đã thiết lập mối quan hệ này bao lâu? ………..năm - Tại sao công ty muốn làm ăn với họ?

 Uy tín  Giá cả  Chất lượng  Nguồn cung ứng ổn định  Lý do khác 8. Hình thức thu mua

Thỏa thuận miệng ngắn hạn Hợp đồng giấy 9. Hàng ngày, tổng số lượng mực Quý Công ty thu mua là:

Mức tối đa: ……….kg/ngày Mức tối thiểu:………kg/ngày 10. Thị trường Quý Công ty cung cấp sản phẩm mực là:

11. Quý Công ty có gặp khó khăn về thủ tục xuất khẩu mực không? Có Không

Nếu có, xin vui lòng cho biết những vấn đề khó khăn mà Quý Công ty thường gặp:

……… ………

12. Giải pháp của Quý Công ty là gì trong trường hợp Công ty không thu mua đủ sản lượng mực để xuất khẩu theo đơn hàng của đối tác?

……… ………

13. Quý Công ty có dễ dàng nắm bắt được giá cả, thông tin thị trường hay không?

Dễ dàng Khó khăn Rất khó khăn

Nếu dễ dàng, Quý Công ty có được thông tin qua kênh nào dưới đây: - Nhà nhập khẩu

- Các doanh nghiệp/ công ty kinh doanh cùng ngành - Các phương tiện thông tin đại chúng

- Khác

14. Quý Công ty có gặp khó khăn gì về rào cản gia nhập ngành hay không? Có Không

Nếu có, đó là những rào cản nào? - Thiếu vốn kinh doanh

- Thiều nguồn cung cấp

- Khó khăn về thủ tục xuất khẩu - Mức độ cạnh tranh cao

- Mức thuế - Lý do khác

C. CHI PHÍ 2011 2012 2013 Diễn giải Mực ống sugata Mực ống sushi Mực ống sugata Mực ống sushi Mực ống sugata Mực ống sushi 1. Chi phí trực tiếp - Nguyên liệu chính - Bao bì - Hóa chất - Phụ gia và chất đốt

2. Chi phí nhân công 3. Chi phí sản xuất chung 4. Chi phí lãi vay

5. Chi phí bán hàng

- Phí tàu (CIF) - Cước vận chuyển - Hoa hồng môi giới - Khác

6. Chi phí quản lý DN

Giá thành toàn bộ

7. Giá xuất khẩu (CIF)

Lợi nhuận trước thuế

D. CÔNG TY CÓ GẶP KHÓ KHĂN GÌ TRONG VIỆC THU MUA, BÁN, XUẤT KHẨU HAY NHẬP KHẨU (NẾU CÓ)

... ...

E. KIẾN NGHỊ

Quý Công ty có kiến nghị, đề xuất với Nhà nước, các cơ quan ban ngành, Hiệp hội, ... hay không?

... ...

PHỤ LỤC 2:

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA NẬU VỰA

Số phiếu………

Tôi là học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Nha

Trang. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Chuỗi cung ứng mặt hàng

mực ống tại công ty cổ phần Cafico”. Để hoàn thành tốt đề tài, kính mong quý Anh (Chị) vui lòng giúp tôi tham gia trả lời những câu hỏi bên dưới đây.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Anh (Chị)!

A. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên: ……… giới tính: Nam Nữ

Địa chỉ: ……….. Điện thoại: ……….. Thời gian phỏng vấn: ………. Anh (Chị) đã kinh doanh lĩnh vực này bao lâu? ………..năm

Trong một tháng, thu nhập của Anh (Chị) về hoạt động kinh doanh này là bao nhiêu? ……….đồng/tháng

B. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH THU MUA MỰC ỐNG

1. Thông thường, khi ngư dân bán mực, Anh (Chị) có phân loại để mua hay mua nguyên chuyến?

Mua nguyên chuyến Phân loại 2. Nếu phân loại để mua, Anh (Chị) dựa theo tiêu chí nào?

 Kích thước và trọng lượng

 Chất lượng

 Màu sắc

 Khác

3. Anh (Chị) thu mua mực theo hình thức nào?

 Hàng ngày, dùng tàu riêng mua thu gom từ các tàu của ngư dân trên biển

 Khác

4. Anh (Chị) có các hình thức thu mua nào?

Thỏa thuận miệng ngắn hạn Hợp đồng giấy Khác 5. Trung bình giá mua bao nhiêu? ………đồng/kg

6. Theo Anh (Chị) giá mua hàng ngày phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 Giá theo hợp đồng

 Giá theo thị trường

 Kích thước/chất lượng

 Mùa vụ

 Sự khan hiếm hàng

 Khác

7. Anh (Chị) có tạm ứng tiền cho Ngư dân trước khi tàu đi đánh bắt không? Có Không

Nếu có, Anh (Chị) tạm ứng trung bình khoảng bao nhiêu?…….đồng/chuyến 8. Nếu Anh (Chị) cho Ngư dân đã tạm ứng tiến trước, khi đánh bắt về ngư dân có bán toàn bộ cá trên tàu cho Anh (Chị) không?

Có Không

9. Trong thời gian ngư dân đi đánh bắt, hàng ngày Anh (Chị) có liên lạc với họ để biết trước tình hình sản lượng mực không?

Có Không 10. Sau khi mua từ ngư dân, Anh (Chị) sẽ:

a. Bán ngay cho Công ty chế biến/người bán lẻ

b. Bảo quản, sau đó bán cho Công ty chế biến/người bán lẻ c. Khác

11. Trường hợp trúng vụ, Anh (Chị) thu mua được nhiều mực, Anh (Chị) dùng hình thức nào để có lợi cho Anh (Chị)?

- Bán ngay hàng với giá thấp hơn nhiều lần so với lúc bình thường Nếu bán ngay, giá thấp hơn khoảng ………..đồng/kg - Bảo quản đến lúc khan hiếm hàng rồi bán

12. Anh (Chị) thu mua mực của ngư dân theo hình thức nào? - Làm đại diện của Công ty, hưởng lương theo tháng

- Thu mua mực của ngư dân, bán cho Công ty để hưởng hoa hồng 13. Anh (Chị) vui lòng cho biết số lượng mực thu mua hàng ngày

Tối đa ………….kg/ngày Tối thiểu ………..Kg/ngày 14. Khi cung cấp, phân phối cho Công ty chế biến và những người bán lẻ, Anh (Chị) có chịu phí vận chuyển hay không?

Có Không Khác

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)