Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty Cafico

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 78 - 79)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.7.3 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty Cafico

Bảng 2.13: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty Cafico (Mua mực trực tiếp từ ngư dân)

ĐVT: đồng/kg

Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tỷ lệ(%)

1. Giá mua bình quân 89.295 88.097 100.366 92.586

2. Tổng chi phí tăng thêm

bình quân 55.393 64.960 65.437 61.930 100

Trong đó:

- Bao bì, hóa chất, phụ gia,

chất đốt 5.143 6.031 6.550 5.908 9,54

- Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330 26.310 42,48 - Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007 16.840 27,19 - Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100 5.600 9,04 - Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450 7.272 11,74

3. Giá bán bình quân 179.783 193.246 185.225 186.085

4. Lợi nhuận biên BQ 35.095 40.189 19.422 31.569

(Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 2.14: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Công ty Cafico (Mua mực trực tiếp từ Nậu vựa)

ĐVT: đồng/kg

Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tỷ lệ (%)

1. Giá mua bình quân 112.245 111.907 119.333 114.495

2. Tổng chi phí tăng thêm

bình quân 55.393 64.960 65.437 61.930 100

Trong đó:

- Bao bì, hóa chất, phụ gia,

chất đốt 5.143 6.031 6.550 5.908 9,54

- Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330 26.310 42,48 - Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007 16.840 27,19 - Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100 5.600 9,04 - Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450 7.272 11,74

3. Giá bán bình quân 179.783 193.246 185.225 186.085

4. Lợi nhuận biên BQ 12.145 16.379 445 9.660

Để có cái nhìn tổng quát về chi phí và lợi nhuận toàn chuỗi, tác giả tính giá thành cho mặt hàng mực ống sushi và mực ống sugata (trong đó mực ống sushi chiếm tỷ lệ 60%, mực ống sugata là 40%, với cỡ mực 10 -13) những sản phẩm này đều xuất sang thị trường Nhật Bản.

Trường hợp công ty mua trực tiếp nguyên liệu mực của ngư dân, thì lợi nhuận tạo ra bình quân trên một kg mực là 31.596 đồng, trong khi đó nếu mua nguyên liệu mực trực tiếp từ nậu vựa thì lợi nhuận giảm đi một lượng đáng kể và chỉ còn 9.660 đồng/kg, vì một phần lợi nhuận đã chuyển sang cho Nậu. Tuy bị thiệt thòi vậy nhưng Công ty vẫn phải mua của Nậu do nguồn nguyên liệu mực đánh bắt được rất khan hiếm, và áp lực từ các hợp đồng mà Công ty đã ký kết, và nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân trong công ty, trong khi đó thì ngư dân lại thích bán mực cho Nậu hơn, lý do là Nậu thanh toán tiền nhanh hơn Công ty.

Để gia tăng lợi nhuận cho mình, công ty nên tiết kiệm chi phí một cách tối thiểu mà vẫn đạt lợi nhuận tối đa. Cần tăng cường trình độ của bộ phận KCS, vì trong năm 2013 một phần nguyên liệu thu mua không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Trong phần chi phí tăng thêm ta thấy tiền lương trả cho lao động rất lớn chiếm tới 42,48%, và tăng dần qua các năm vì một phần đảm bảo tiền lương cho lao động yên tâm làm việc, một phần công ty phải tăng lương cho người lao động theo quy định của Nhà nước. Trong năm 2013, có nhưng lúc công ty không có nguyên liệu cho công nhân làm. Như vậy, công ty cần đào tạo một đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và tinh giảm bớt số lượng lao động không cần thiết.

Cần tăng cường quản lý chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm tốt, trách hiện tượng hàng bị khách hàng trả về làm giảm lợi nhuận của Công ty và điều quan trong nữa là giảm uy tín của Công ty trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)