6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
2.7.2 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Nậu vựa
Bảng 2.12: Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của Nậu Vựa
ĐVT: đồng/kg
Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tỷ lệ(%)
1. Giá mua 89.295 88.097 100.366 92.586
2. Tổng chi phí tăng thêm 2.250 2.310 2.370 2.310 100
Chi phí vận chuyển, giao
dịch 430 440 440 437 18,90
Chi phí bảo quản 400 410 415 408 17,68
Chi phí tiền lương 300 300 300 300 12,99
Chi phí khấu hao TSCĐ 450 470 500 473 20,49
Chi phí vốn khác 670 690 715 692 29,94
3. Giá bán BQ 112.245 111.907 119.333 114.495
4. Lợi nhuận biên BQ 22.950 23.810 18.967 21.909
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua khảo sát và thu thập thông tin từ các nậu thu mua mực ở Khánh Hòa và Ninh Thuận, tác giả có bảng phân tích chi phí và lợi nhuận của Nậu vựa (bảng 2.12).
Cũng giống như các Nậu cho sản phẩm thủy hải sản khác, Nậu thu mua mực cũng tốn một khoản chi phí nhỏ, đó là các khoản chi phí: chi phí giao dịch ,chi phí bảo quản chủ yếu là đá phay, tiền lương cho công nhân bốc vác, tiền khấu hao TSCĐ, bởi vì Nậu ở đây chỉ đóng vai trò là trung gian hoặc đại diện thu mua cho các Công ty chế biến. Nên, sau khi ngư dân đưa mực tới cảng Nậu sẽ giao ngay cho Công ty chế biến hoặc các nhà bán lẻ khác.
Do sản lượng đánh bắt ngày càng khan hiếm, nên có một sự cạnh tranh về việc thu mua mực giữa Nậu và Công ty chế biến ngay càng gay gắt. Để dành phần thắng, các Nậu thường liên kết rất chặt chẽ với ngư dân: cho ngư dân tạm ứng tiền trước để mua ngư cụ, trang trải chi phí đi biển, hoặc góp vốn đầu tư tàu cho ngư dân…nên sản
lượng đánh bắt về ngư dân bán hết cho Nậu. Hơn nữa, tuy bị ép giá nhưng ngư dân vẫn thích bán cho Nậu vì sau khi thu mua Nậu thanh toán tiền mặt ngay cho ngư dân.