6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Tổng số lao động: Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 31/12/2013 là
354 người, trong đó có 98 nam, 256 nữ. Công nhân được tuyển dụng chủ yếu là người địa phương bao gồm công nhân vận hành và lao động tay nghề, được đào tạo, với chính sách tiền lương, bảo hiểm hợp lý. Hầu hết công nhân được tuyển dụng đã tốt nghiệp PTTH, một số có trình độ cao hơn. Riêng bộ phận quản lý là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề (gắn bó với công ty 10 năm trở lên - xem bảng dưới) và 100% trình độ đại học, nên giúp Công ty hoạt động ổn định và phát triển trong thời gian qua.
Cơ sở sản xuất:
- Trụ sở chính: 35 Nguyễn Trọng Kỷ, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.
- Văn phòng đại diện tại TP HCM (Địa chỉ: C2-603, khu An Viên – Nam Long, đường Trần Trọng Cung, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM)
- Xí nghiệp thực phẩm Cafico (địa chỉ: đường Cảng cá Đá Bạc, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, Khánh Hòa).
- Trung tâm Dịch vụ thủy sản Đá Bạc (Địa chỉ: đường Cảng cá Đá Bạc, phường Cam Linh, TPn Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa).
- Xưởng nước đá Ba Ngòi (Địa chỉ: 243 đường Quốc lộ 1A, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa).
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Cafico ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phó Tổng giám đốc (I) Phó Tổng giám đốc (II)
Kế toán trưởng Giám đốc kinh
doanh Giám đốc nhân sự Trưởng phòng KTCĐ (Phó TGĐ II kiêm) Trưởng phòng KTCB (Phó TGĐ I kiêm) Trưởng văn phòng đại diện Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng tổ chức nhân sự Phòng Kỹ thuật cơ điện Phòng Kỹ thuật chế biến
VP đại diện tại Tp. HCM
XÍ NGHIỆP THỰC PHẨM TRUNG TÂM DỊCH VỤ
THỦY SẢN ĐÁ BẠC
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Kỳ
họp thường niên Đại hội cổ đông được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải hợp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ theo quy định tại điều 14 Điều lệ Công ty.
- Hội đồng quản trị: hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải
chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các bộ quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định, cụ thể tại điều 25 Điều lệ Công ty.
- Ban kiểm soát: là người thay mặt cho các cổ đông kiểm soát toàn bộ các hoạt
động của Công ty. Các thành viên ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Số lượng thành viên Ban kiểm soát có 3 thành viên. Trong Ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ quy định tại Điều 123 của Luật Doanh nghiệp và điều 36 Điều lệ của Công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý: Công ty sẽ ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công ty có một Tổng giám đốc điều hành, các Phó tổng giám đốc điều hành và một Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc điều hành và các Phó tổng giảm đốc điều hành có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, và được Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn bằng một nghị quyết được thông qua một cách hợp thức.
- Tổng giám đốc công ty: là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty;
trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của Công ty và thi hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao (quy định tại Điều 30 điều lệ của Công ty).
- Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng: do Giám đốc kiến nghị và Hội đồng
quản trị bổ nhiệm, là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân công và ủy nhiệm quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc, cùng chịu trách nhiệm liên đới với Tổng giám đốc trước Hội đồng quản trị, cổ đông và pháp luật về các phần việc được phân công và bổ nhiệm.
- Phòng kế toán: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết toán tài
chính toàn Công ty theo đúng luật kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.
- Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chính sách
liên quan đến việc quản lý nhân sự của Công ty như công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, điều động nhân viên, công tác giản quyết chính sách chế độ và các hoạt động phúc lợi khác phục vụ cho người lao động.
- Bộ phận kỹ thuật: giám sát quy trình sản xuất chế biến sản phẩm và kiểm tra
chất lượng sản phẩm. Trong đó:
Phòng kỹ thuật chế biến: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng hàng hóa sản xuất ra; quản lý sản xuất và điều hành công nhân; tham mưu với Tổng giám đốc về các giải pháp nhằm hạn chế tối đa tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công và các hao phí khác như: điện, nước…; không ngừng nâng cao kiến thức và tay nghề cho công nhân.
Phòng kỹ thuật cơ điện: phân công và bố trí lao động đảm bảo vận hành các loại máy móc thiết bị cho tốt; tổ chức phân công và điều hành đội xe; sữa chữa mọi hư hỏng của các loại máy móc, xe cộ, điện nước…; tham mưu cho tổng giám đốc trong việc thiết lập và duy trì hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn lao động.