Cung ứng sản phẩn từ khâu khai thác và các bên liên quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 29 - 31)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Cung ứng sản phẩn từ khâu khai thác và các bên liên quan

Để thấy rõ các bên liên quan trong việc quyết định giá cả sản phẩm trong khâu khai thác cần phải biết một số hình thức tổ chức sản xuất khai thác hải sản. Nghề khai thác hải sản có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia: hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp. Trong mỗi thành phần kinh tế lại có nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau: có tổ chức chỉ thực hiện khai thác, tổ chức khác vừa khai thác vừa chế biến. Đối với các sản phẩm khai thác, giá cả của sản phẩm khai thác được quyết định bởi hai nhóm đối tượng: người bán và người mua.

Người bán ở đây có thể là:

* Chủ tàu: gồm 2 loại:

- Chủ tàu cũng là ngư dân: Đối với khai thác hải sản quy mô hộ gia đình, chủ tàu thuê một số lao động cùng đi khai thác và chủ tàu quyết định việc bán sản phẩm của mình. - Chủ tàu không là ngư dân: Đối với doanh nghiệp khai thác hải sản, chủ tàu có nhiều tàu và thuê thuyền trưởng cùng các ngư dân đi khai thác, sản phẩm khai thác mang về do chủ tàu quyết định.

* Chủ tàu kiêm ngư dân: gồm 2 loại:

- Đối với khai thác hải sản quy mô hộ gia đình, nhưng ở đây là các cổ đông góp vốn cùng mua sắm trang thiết bị, cùng đi khai thác và cùng quyết định việc bán sản phẩm. - Đối với các hợp tác xã thực hiện khoán cho đội tàu: Tàu và trang thiết bị là của hợp tác xã, chi phí và bán sản phẩm khai thác do đội khai thác hải sản lo, đội khai thác hải sản có trách nhiệm nộp phần nhận giao nộp khoán sản phẩm cho hợp tác xã.

* Ban Chủ nhiệm hợp tác xã: thường là đối với các hợp tác xã khai thác hải sản. Hợp tác xã có Ban Chủ nhiệm hợp tác xã được xã viên bầu ra và đại diện cho toàn thể xã viên quyết định các hoạt động của hợp tác xã. Toàn bộ trang bị tàu thuyền khai thác hải sản và chi phí chuyển biến do hợp tác xã chịu, đội tàu khai thác hải sản chỉ có trách nhiệm thực hiện hoạt động khải thác hải sản, việc bán sản phẩm mang về do Ban Quản lý hợp tác xã quyết định.

* Chủ Nậu vựa: Nậu vựa là một người hoặc một tổ chức mua bán sản phẩm

khai thác hải sản trung gian giữa ngư dân và các bộ phận mua bán trung gian khác. Nậu vựa có thể đầu tư cho chủ tàu hoặc có các tàu khai thác hải sản và cơ sở chế biến. Chủ Nậu Vựa với tư cách là người bán sản phẩm khai thác là những chủ Nậu Vựa có tàu khai thác hải sản, thường bán sản phẩm cho các chủ Nậu Vựa khác ở trong tỉnh

hoặc ngoài tỉnh, các cơ sở chế biến thủy sản và sử dụng sản phẩm khai thác cho chính cơ sở chế biến của họ.

Người mua ở đây có thể là:

* Người tiêu dùng: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người tiêu

dùng cuối cùng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác ở những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến địa phương, có một phần sản phẩm được bán cho bà con trong xóm.

* Người bán lẻ: việc bán trực tiếp sản phẩm khai thác đến tay người bán lẻ ở

các chợ địa phương cũng không phổ biến, thường chỉ xảy ra đối với những sản phẩm khai thác ở những thuyền gắn máy nhỏ, cập bến địa phương, có một phần sản phẩm được bán cho người mua buôn để bán lẻ ở các chợ trong huyện, xã, phường.

* Người bán buôn (bán sỉ): Người bán buôn gồm nhiều loại có quy mô hoạt

động khác nhau:

+ Người bán buôn quy mô nhỏ: Có một lực lượng người bán buôn cung cấp cho những người bán lẻ và hệ thống các nhà hàng đây là người mua bán trung gian có cơ sở kinh doanh tại các chợ nhưng quy mô không lớn, thường không có quan hệ tài chính với chủ tàu cũng như với đối tượng mua hàng của họ.

+ Người bán buôn là các chủ nậu vựa cấp 1: Là các chủ nậu vựa quan hệ mua hàng trực tiếp với ngư dân sau đó sẽ chuyển tiếp cho các đối tượng mua hàng khác, chủ yếu là chuyển hàng cho các chủ nậu vựa cấp 2, nhà máy chế biến.

* Cơ sở chế biến: thông thường các cơ sở chế biến cũng cử người về tận các

cảng để mua nguyên liệu trực tiếp của chủ tàu để hạ giá thành sản phẩm chế biến.

* Hợp tác xã dịch vụ khai thác hải sản: Một số tỉnh hình thành các hợp tác xã

làm dịch vụ thu mua hải sản trên biển, có vai trò như các chủ nậu vựa cấp 1 nhưng vốn kinh doanh do một nhóm xã viên hợp tác xã đóng góp và hoạt động theo luật hợp tác xã.

Giá cả sản phẩm trong khâu khai thác hải sản được quyết định thông qua sự thỏa thuận giữa chủ tàu và người mua, kể cả đối với những chủ tàu có quan hệ tài chính với các chủ nậu vựa.

Có các dạng thỏa thuận giá cả sản phẩm như sau:

- Mua đứt bán đoạn: Chủ tàu bán toàn bộ sản phẩm khai thác cho người mua (có phân loại hoặc không phân loại) theo giá được thỏa thuận tại thời điểm giao hàng. Tiền

bán sản phẩm được trả ngay đối với những đối tượng mua hàng nhỏ, lẻ và không thường xuyên. Tiền bán sản phẩm có thể được trả sau 7 – 10 ngày đối với người mua hàng là các chủ nậu vựa hay hợp tác xã thường xuyên.

- Bán sản phẩm thông qua chủ nậu vựa: Chủ nậu vựa là người môi giới trung gian giữa chủ tàu và người có nhu cầu mua hàng, chủ nậu vựa chịu trách nhiệm trong thỏa thuận giá cả giữa chủ tàu và người mua hàng, tín chấp để trả tiền cho chủ tàu. Sau khi thanh toán tiền, chủ nậu vựa hưởng một phần hoa hồng từ giá sản phẩm, mức hưởng tùy thuộc vào giá trị sản phẩm đó cao hay thấp. Bán sản phẩm thông qua chủ nậu vựa gồm hai loại sau:

+ Không có quan hệ tài chính: đối với những sản phẩm đang khan hiếm, chủ nậu vựa giảm mức hoa hồng thu lại của chủ tàu so với giá thị trường; đối với những sản phẩm dư thừa, chỉ mua khi các chủ tàu có quan hệ tài chính hết sản phẩm và tăng mức hoa hồng thu lại của chủ tàu so với giá thị trường.

+ Có quan hệ tài chính: Mức hoa hồng luôn theo thị trường. Nếu chủ tàu có quan hệ tài chính với chủ nậu vựa tìm được nơi bán sản phẩm cao hơn thì vẫn có thể bán cho đối tượng đó nhưng vẫn phải trả mức hoa hồng cho chủ nậu vựa có quan hệ tài chính bằng với thị trường.

Tuy nhiên sự thỏa thuận giá cả ở đây chỉ mang tính chất tương đối vì sản phẩm thủy sản thuộc loại mau ươn, chóng thối; bên cạnh đó lại mang nặng tính chất mùa vụ, trang thiết bị bảo quản trên tàu thô sơ – không lưu giữ sản phẩm được lâu khi cập bến nên chủ tàu thường là bên chịu thiệt trong việc thỏa thuận giá cả, nhất là những lúc chính vụ và tàu cập bến nhiều. Đâu là khâu rất cần thiết có sự can thiệp mang tính chất vĩ mô của Nhà nước đối với lĩnh vực khai thác hải sản để giảm bớt rủi ro cho các chủ tàu và ngư dân trực tiếp đầu tư, tham gia khai thác hải sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 29 - 31)