Tình hình xuất khẩu mực

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 59 - 61)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.4.2.2 Tình hình xuất khẩu mực

Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu có giá trị là tôm và cá, mực và bạch tuộc cũng là một trong những sản phẩm có đóng góp rất lớn cho sức tăng trưởng xuất khẩu chung của thủy sản Việt Nam trong nhiều năm qua.

Xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của nước ta chủ yếu gồm các loài chính là mực ống, mực nang và bạch tuộc. Các thị trường tiêu thụ lớn nhất lần lượt là Nhật Bản, chiếm khoảng 34-40% tổng giá trị xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam, EU 18 -32%, Hàn Quốc 20 – 27%, Đài Loan 3-7%, tiếp đến là Mỹ, Trung Quốc. (Nguồn: Vasep.com.vn)

Mặt hàng mực và bạch tuộc của Việt Nam đã từ lâu rất được ưa chuộng ở các nước Châu Á, trong đó sản phẩm mực, bạch tuộc chế biến thường dành cho thị trường Nhật Bản và EU, mực và bạch tuộc nguyên liệu cho khách hàng Hàn Quốc.

Từ năm 1997 – 2002, xuất khẩu mặt hàng này tiến triển khá tốt và ổn định, thị trường tiêu thụ đều tương đối thuận lợi nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan bên cạnh một số thị trường khác.

Giai đoạn 2002 – 2003, xuất khẩu mực và bạch tuộc đông lạnh giảm khá mạnh, khoảng -20% do ảnh hưởng lớn trước sự sa sút về sản lượng khai thác và nguồn lợi tự nhiên.

Trong vòng năm năm (2004 - 2008), xuất khẩu nhuyễn thể của Việt Nam có sức tăng trưởng rất tốt, trung bình đạt khoảng 20% năm.

Năm 2007-2008, các nhà nhập khẩu Italia và Tây Ban Nha đã tiêu thụ ngày càng nhiều mực và bạch tuộc của Việt Nam, bên cạnh các nguồn cung cấp chính từ tây nam Đại Tây Dương.

Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, 1999 – 2008

(Nguồn: vasep.com.vn)

Tuy vậy, sang năm 2009, EU (Italia, Tây Ban Nha và Pháp) đã giảm nhập khẩu khá mạnh do tiêu thụ chậm. Từ cuối năm 2008, các thị trường tiêu thụ mực và bạch tuộc của Việt Nam đã đồng loạt giảm nhập khẩu, tình hình này cũng xảy ra đối với hầu hết các nhà cung cấp nhuyễn thể chân đầu khác trên toàn thế giới.

Tính đến cuối năm 2011, Việt Nam là nước xuất khẩu mực nang, mực đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối lớn thứ 3 sang thị trường Nhật Bản (sau Thái Lan và Trung Quốc) và là một trong những nước cung cấp nhiều nhất bạch tuộc sống, tười hoặc ướp lạnh cho Nhật Bản, đồng thời cũng là nước xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh, sấy khô, muối ngâm muối lớn thứ 5 sang Nhật Bản (sau Moorrritani, Marôc, Trung Quốc và Tây Ban Nha).

Năm 2012, doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc nước ta gặp khó khăn tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn do nguồn nguyên liệu không ổn định và giá xuất khẩu cao hơn từ 2-3 USD/kg so với các nước khác như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ…

Năm 2013, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt gần 448 USD, giảm 10,08% so với năm 2012, trong đó chứng kiến sự sụt giảm trên nhiều thị trường NK chính như Hàn Quốc giảm 6,7%, Nhật Bản -15,1%, EU giảm 25,6%. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Theo số liệu thống kê của các địa phương

ven biển như Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Thuận, sản lượng khai thác mực, bạch tuộc trong năm giảm từ 30% đến 70% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp xuất khẩu hải sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trong nước đang bị lạm thác một cách cạn kiệt, chất lượng giảm và không đủ kích cở để xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang phải tìm kiếm nguyên liệu từ các nước Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Pkistan.

Tuy nhiên, sang đến quý I/2014, tình hình đã khả quan hơn khi XK ba tháng đầu năm đạt gần 91,8 triệu USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2013

Biểu đồ 2.2: Thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc 3 tháng đầu năm 2014

(Nguồn: vasep.com.vn)

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 59 - 61)