Tổng hợp chi phí lợi ích của các tác nhân trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 79 - 83)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.7.4Tổng hợp chi phí lợi ích của các tác nhân trong chuỗi cung ứng

Để có cái nhìn tổng quát về chi phí – lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng, tác giả xin tổng hợp lại phần chi phí lợi nhuận qua bảng 2.15 và bảng 2.16. Ta thấy: lợi nhuận của ngư dân tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể trong năm 2011 cứ một kg mực ống cho ngư dân 8.449 đồng lợi nhuận, bước sang năm 2012 tuy sản lượng mực đánh bắt được nhiều hơn nhưng lợi nhuận lại giảm chỉ còn 5.193đồng/kg, năm 2013 lợi nhuận lại tăng lên 15.391đồng/kg. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng giảm lợi nhuận không đều là cứ được mùa thì ngư dân lại bị chủ Nậu và công ty ép giá, hoặc do ngư dân đánh bắt sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt lớn, làm nguồn lợi thủy sản giảm, nên

một số sản lượng không đạt chuẩn phải bán với giá thấp tiêu thụ nội địa. Theo nguồn từ vesep sản lượng mực, bạch tuộc đánh bắt trong năm 2013 giảm 30% so với năm 2012. Một phần chi phí xăng dầu tăng, kéo theo chi phí chuyến biển tăng, ngư trường khai thác ngày càng bất ổn, khiến nhiều ngư dân không giám ra khơi bám biển, chỉ đánh bắt gần bờ, làm cho nguồn lợi thủy hải sản gần bờ khai thác cạn kiệt còn nguồn lợi thủy sản ở ngư trường xa không được tận dụng hết. Một số ngư dân chuyển hẳn sang làm nghề khác.

Bảng 2.15: Chi phí – lợi ích toàn chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của công ty Cafico Việt Nam (Công ty mua mực trực tiếp từ ngư dân)

ĐVT: đồng/kg

Tác nhân 2011 2012 2013

I. Ngư dân

1. Tổng chi phí 80.846 82.904 84.975

Chi phí chuyến biển 39.342 40.035 41.000

Chi phí lao động 32.837 33.540 33.786

Chi phí khấu hao TSCĐ + SCL 3.758 3.973 4.203

Chi phí bão dưỡng, bảo hiểm 3.100 3.351 3.671

Chi phí khác 1.809 2.005 2.315

2. Giá bán BQ 89.295 88.097 100.366 3. Lợi nhuận BQ 8.449 5.193 15.391

II. Công ty

1. Tổng chi phí

- Chi phí nguyên liệu 89.295 88.097 100.366

- Bao bì, hóa chất, phụ gia 5.143 6.031 6.550

- Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330

- Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007

- Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100

- Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450

2. Giá bán BQ 179.783 193.246 185.225 3. Lợi nhuận BQ 35.095 40.189 19.422

Bảng 2.16: Chi phí – lợi ích toàn chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của công ty Cafico Việt nam (Công ty mua mực trực tiếp từ Nậu vựa).

ĐVT: đồng/kg

Tác nhân 2011 2012 2013

I. Ngư dân

1. Tổng chi phí 80.846 82.904 84.975

Chi phí chuyến biển 39.342 40.035 41.000

Chi phí lao động 32.837 33.540 33.786

Chi phí khấu hao TSCĐ + SCL 3.758 3.973 4.203

Chi phí bão dưỡng, bảo hiểm 3.100 3.351 3.671 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí khác 1.809 2.005 2.315

2. Giá bán BQ 89.295 88.097 100.366

3. Lợi nhuận BQ 8.449 5.193 15.391

II. Nậu vựa

1. Giá mua 89.295 88.097 100.366

2. Tổng chi phí tăng thêm 2.250 2.310 2370

Chi phí vận chuyển, giao dịch 430 440 440

Chi phí bảo quản 400 410 415

Chi phí tiền lương 300 300 300

Chi phí khấu hao TSCĐ 450 470 500

Chi phí vốn khác 670 690 715

3. Giá bán BQ 112.245 111.907 119.333

4. Lợi nhuận biên BQ 22.950 23.810 18.967

III. Công ty

1. Tổng chi phí

- Chi phí nguyên liệu 112.245 111.907 119.333

- Bao bì, hóa chất, phụ gia 5.143 6.031 6.550

- Chi phí nhân công 25.250 26.350 27.330

- Chi phí sản xuất chung 12.750 19.762 18.007

- Chi phí bán hàng 5.250 5.450 6.100

- Chi phí quản lý DN 7.000 7.367 7.450

2. Giá bán BQ 179.783 193.246 185.225

3. Lợi nhuận BQ 12.145 16.379 445

Đối với Nậu vựa, là một tác nhân trung gian giữa ngư dân và công ty, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm không nhiều, chủ yếu là sơ chế, bảo quản nhưng thường chiếm một tỷ lệ lợi nhuận lớn, thường trên 50% tổng lợi nhuận toàn chuỗi.

Đối với Công ty chế biến, trường hợp mua nguyên liệu mực trực tiếp từ ngư dân thì lợi nhuận chiếm trên 70% tổng lợi nhuận toàn chuỗi, do công ty là tác nhân trong chuỗi nắm giữ công đoạn chiếm hàm lượng kỹ thuật cao, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty cũng tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể: năm 2011 cứ một kg mực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản công ty được hưởng lợi nhuận là 35.095 đồng, sang năm 2012 lại tăng lên 40.189đồng/kg, trong năm 2013 lại giảm còn 19.422đồng/kg. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường đó là do nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất của công ty là từ đánh bắt, gây khó khăn cho công ty trong vấn đề lên kế hoạch sản xuất, nếu bị mất mua công ty cũng phải thu mua nguyên liệu với giá cao để duy trì sản xuất giữ bạn hàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho công nhân, làm cho giá thành tăng cao trong khi giá xuất khẩu lại không tăng, có khi còn giảm. Như trong năm 2013 do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới các nhà nhập khẩu thu mua với giá thấp hơn, kèm theo đó lại yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm. Cũng tương tự, trường hợp công ty mua nguyên liệu trực tiếp từ Nậu vựa thì lợi nhuận cũng tăng giảm không đều, do một số nguyên nhân như đã phân tích ở trên, nhưng trong trường hợp này một phần lợi nhuận lớn của công ty đã chuyển qua cho Nậu, tuy vậy công ty vận chấp nhận mua vì để duy trì hoạt động sản xuất của công ty.

Như vậy, lợi nhuận phân phối giữa các đối tượng trong chuỗi mực ống của công ty Cafico không đồng đều. Nguyên nhân của vấn đề này chính là chưa có sự liên kết giữa công ty với ngư dân và Nậu vựa. Ngư dân là người chịu rủi ro nhiều nhưng phần lợi nhuận chiếm rất ít trong chuỗi, do thường bị Nậu vựa và công ty ép giá, vì sản phẩm mực không bảo quản được lâu, một số ngư dân còn phụ thuộc tài chính từ Nậu vựa. Đây là một nguy cơ rất lớn cho Nậu vựa và đặc biệt là công ty. Vì đến một lúc nào đó, nếu ngư dân thấy việc đánh bắt mực không mang lại hiệu quả cho bản thân họ, thì họ sẽ bỏ nghề, và thực tế hiện nay đã có một số tàu thuyền chuyến nghề sang đánh bắt hải sản khác, hoặc ngư dân bỏ hẳn nghề, số lượng lao động đi theo tàu đánh bắt mực cũng giảm vì rủi ro lớn, thời gian xa gia đình nhiều, nên họ chọn một số nghề lao động trên bờ lương ít hơn nhưng ổn định và có thời gian dành cho gia đình. Nguy cơ

thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, gây khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu là điều khó trách khỏi đối với công ty.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 79 - 83)