Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 36 - 110)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

1.4 Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng

1.4.1 Khái niệm

Để quản lý tốt chuỗi cung ứng thực phẩm ngay nay thì đòi hỏi cần có chương trình truy xuất nguồn gốc. Truy xuất nguồn gốc giúp xác định và truy được dấu vết từ nguyên liệu cho đến sản phẩm với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm xuất khẩu đến EU, Mỹ, Nhật.

Theo quy định 178/2002/EC của Liên minh Châu Âu “Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất được dùng để đưa vào hoặc có thể được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn động vật”.

Theo ISO 9000:22008 truy xuất nguồn gốc có nghĩa là khả năng truy lại các hồ sơ, các ứng dụng hay vị trí của những gì liên quan đến sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc dựa vào sự quan hệ giữa nguồn gốc nguyên liệu, các thành phần các quy trình chế biến và phân phối sản phẩm. Truy xuất bao gồm tìm dấu vết và dò theo dấu vết. Với việc tìm dấu vết, sản phẩm được xác định, được đánh dấu và ghi lại thông tin từ nguồn nguyên vật liệu đến tay người tiêu dùng. Tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên vật liệu, nơi thu hoạch, ngày thu hoạch hay những tin liên quan khác đều được chỉ ra trên bao bì của sản phẩm. Với việc dò theo dấu vết, thì ta truy ngược lại từ sản phẩm đến nguyên vật liệu khi có sự cố lô hàng đó yêu cầu phải thu hồi và trả lại. Vì vậy truy xuất nguồn gốc giúp ngăn ngừa hàng giả, kém chất lượng. Hơn thế, truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo mục tiêu là cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ thông tin về sản phẩm. Quản lý truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng sẽ giúp cho việc tối ưu hóa việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn giúp nhận diện sản phẩm bị nhiễm vi sinh vật và có thể nhanh chóng thu hồi những sản phẩm không đảm bảo chất lượng trong dây chuyền sản xuất hay trên thị trường.

Mặc dù truy xuất nguồn gốc đã được nhắc đến vào năm 2005 ở Việt Nam nhưng cho đến nay chưa có những thủ tục chuẩn mực hay chương trình áp dụng bởi các nhà quản lý. Chỉ đến ngày 4/12/2009 Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã ra Quyết định số 3477/QĐ-BNN-KTBVNL để qui định việc thực hiện xác nhận thủy sản khai thác. Mới gần đây nhất, ngày 16/01/2012, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành

Thông tư số 03/2012/TT – BNNPTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản. Thông tư áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, bao gồm:

- Tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản; cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, ươm giống thương phẩm; cơ sở nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở sản xuất nước đá độc lập phục vụ bảo quản và chế biến thủy sản; cơ sở thu mua, sơ chế, lưu giữ, bảo quản, đóng gói, chế biến thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa.

- Tàu chế biến thực phẩm thủy sản xuất khẩu; cơ sở làm sạch và cung ứng nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống; kho lạnh độc lập có bảo quản thủy sản; cơ sở sơ chế, đóng gói, chế biến thủy sản có sản phẩm xuất khẩu.

1.4.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc:

Hệ thống truy xuất nguồn gốc được phát hiện và quản lý bởi hệ thống dữ liệu đơn lẻ hay dữ liệu kết hợp. Hệ thống dữ liệu đơn lẻ sử dụng một trung tâm dữ liệu nơi mà tất cả các thông tin được lưu giữ và truy cập. Những tài liệu về những công đoạn trong chuỗi cung ứng được tập trung ở dữ liệu trung tâm thông qua một giao diện website. Vì vậy, nếu cần thiết thì thông tin được truy lại một cách nhanh chóng. Trái lại, hệ thống dữ liệu kết hợp bao gồm những hệ thống dữ liệu riêng biệt, ở đó mỗi bước trong chuỗi cung ứng được lưu giữ trong những tài liệu riêng.

Đối với mỗi bước của chuỗi cung cấp, thì thực hiện truy xuất nguồn gốc bao gồm những bước sau:

- Đọc và xử lý thông tin bằng thiết bị thông thường hoặc tự động. - Lưu giữ thông tin bằng cách sử dụng điện tử hay sử dụng giấy

- Chuyển tất cả các thông tin đến khách hàng bằng điện tử hay giấy tờ.

Hơn nữa sự thành công của hệ thống truy xuất nguồn gốc có ba nhân tố: Thứ nhất, các đơn vị nguồn để truy xuất phải được xác định. Thứ hai, sự tương hợp phải được đảm bảo giữa sự tồn tại hay nguồn gốc của từng đơn vị trong chuỗi. Điều này đòi hỏi sự trao đổi hiệu quả của dữ liệu trong hoạt động của hệ thống. Thứ ba, những thông số tiêu chuẩn cho việc chuyển dữ liệu phải được thành lập.

1.4.3 Lý do phải thực hiện truy xuất sản phẩm

Những sự cố về nhiễm Dioxin xẩy ra tại Bỉ, bò điên tại Anh, dư lượng kháng sinh trong thủy sản ở châu Á và Nam Mỹ, sự lo ngại về khủng bố sinh học qua thực phẩm, dịch bệnh..những năm vừa qua dẫn đến:

- Người tiêu dùng lo ngại về ATVSTP và sử dụng quyền được sử dụng sản phẩm an toàn và có thông tin nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

- Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thực phẩm quy định những yêu cầu và biện pháp kiểm soát thực phẩm nghiêm ngặt hơn để bảo đảm an toàn thực phẩm; yêu cầu thực hiện truy xuất và triệu hồi được nguồn gốc sản phẩm không an toàn.

- Các nước xuất khẩu thực phẩm: đáp ứng để vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu và đáp ứng yêu cầu về ATVSTP của người tiêu dùng trong nước.

1.4.4 Sơ đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi. sản phẩm thủy sản nuôi.

Sơ đồ 1.1: Quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi [3].

1.5 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp không thể không quan tâm đến tầm quan trọng của chuỗi cung ứng. Chính vì vậy, đã có rất nhiều đề tài trong và ngoài nước nghiên cứu về chuỗi cung ứng ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong lĩnh vực thủy sản có nhiều đề tài nghiên cứu như:

- “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafood – F17” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2008 của tác giả Nguyễn Thi Liên. Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa các hộ nuôi tôm thẻ, Nậu và Công ty, từ đó rút ra những mặt được, mặt chưa được trong liên kết chuỗi, và đưa ra giải pháp khắc phục.

- “Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2012 của tác giả Phạm Thị Hoàn Nguyên. Tác giả đã khái quát về tình hình khai thác và tiêu thụ cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hòa; mô tả cấu trúc thị trường, kênh phân phối cá ngừ đại dương cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu tham gia trong thị trường; Phân tích và đánh giá tính hiệu quả giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; từ đó đưa ra các đề xuất về mặt chính sách để điều chỉnh quan hệ lợi ích hài hòa giữa ngư dân và các tác nhân chủ yếu khác tham gia trong toàn chuỗi.

- “Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang” luận văn thạc sĩ, ngành Quản trị kinh doanh, năm 2012 của tác giả Phan Lê Diễm Hằng. Tác giả đã phân tích cách thức tổ chức vận hành của thị trường và tình hình cạnh tranh cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang, cách phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, và đề xuất giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh cho toàn chuỗi cá ngư sọc dưa tại Nha Trang.

- “Tăng cường mối quan hệ nông dân – doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của Th.S Vũ Tiến Dũng, năm 2009. Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa nông dân và doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây về nhu cầu và mục tiêu mỗi bên. Từ đó đề ra sự bất đồng và đề xuất những giải pháp nhằm gắn kết mối quan hệ giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp.

Như vậy, đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống của tác giả không có bị trùng lắp các đề tài đã từng công bố, và thừa hưởng cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng của các đề tài trên.

Kết luận chương 1

Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học chuỗi cung ứng và sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng thủy sản, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Giới thiệu tổng quan về chuỗi cung ứng thông qua một số khái niệm, lịch sử hình thành, phân loại, kết cầu. Trong đó tập trung nghiên cứu sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.

2. Một chuỗi cung ứng gồm 3 tác nhân cơ bản: nhà cung ứng, nhà sản xuất, khách hàng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau.

3. Một chuỗi cung ứng ở đó các thành viên hợp tác với nhau thì không những chia sẻ trách nhiệm và lợi ích thu được từ việc cải thiện lợi ích chung, mà còn giải quyết được tính kém linh hoạt trong quản lý. Hợp tác chặt chẽ giúp các thành viên chuỗi cung ứng cân đối cung cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG MỰC ỐNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CAFICO VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Cafico

Tên công ty:

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần Cafico Việt Nam Tên tiếng Anh: Cafico VietNam Corporation Tên giao dịch: Cafico Việt Nam

Tên viết tắt: Cafico Việt Nam Trụ sở đăng ký của Công ty là:

Địa chỉ: Số 35 đường Nguyễn Trọng Kỷ, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: (+84.58) 3854 312

Fax: (+84.58) 3854 347 E-mail : info@cafico.vn

Website :www.cafico.vn Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

- Chế biến và kinh doanh thủy sản các loại, chủ yếu:

+ Mực ống, mực nang, mực lá : sushi, sashimi, cắt bún, lột màng, fillet, tube, cắt miếng, cắt khoanh (chiếm gần 90% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp).

+ Bạch tuộc : nguyên con làm sạch, cắt miếng, tẩm bột. + Cá thu : fillet, cắt miếng.

+ Tôm : tôm sú, tôm thẻ vannamei nguyên con, vỏ bỏ đầu, PTO, nobashi, thịt… - Sản xuất và kinh doanh nước đá ;

- Kinh doanh các loại vật tư, nhiên liệu phục vụ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản;

- Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn và nhà hàng;

- Lắp đặt các công trình điện lạnh công nghiệp và dân dụng.

Trong đó, hoạt động chế biến và kinh doanh thủy sản là hoạt động chủ yếu.

Vốn điều lệ của Công ty là 24.436.800.000 VNĐ (bằng chữ : Hai mươi bốn tỷ, bốn trăm ba mươi sáu triệu, tám trăm ngàn đồng Việt Nam). Tổng số vốn Điều lệ của Công ty được chia thành 2.443.680 cổ phần với mệnh giá là 10.000 VNĐ/cổ phần.

Logo :

Giấy chứng nhận đầu tư số : 4200464415 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày 26/10/2001, đăng ký thay đổi lần 11 ngày 12/04/2012.

Công ty cổ phần Cafico Việt Nam tiền thân là phân xưởng của Công ty Thủy sản Khánh Hòa. Năm 1984, đơn vị được tách ra hoạt động độc lập với tên gọi là Công ty Thủy sản Cam Ranh. Năm 2000, đơn vị được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng II. Tháng 10/2001, đơn vị tiến hành cổ phần hóa theo hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 02/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 27/4/2007, Công ty CP Thủy sản Cam Ranh chính thức đổi tên thành Công ty Cp Cafico Việt Nam. Ngày 12/04/2012. Công ty CP Cafico Việt Nam đăng ký thay đổi GCNĐKKD lần thứ 11.

- Việc thành lâp:

Thành lập lần đầu ngày 17.1.1984 theo Quyết định số 91/UB-TC của UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 372QĐ/UB ngày 26.02.1993 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Chuyển đổi sở hữu thành Công ty Cổ phần ngày 1 tháng 11 năm 2001 theo Quyết định số 797 QĐ/TTg ngày 02.07.2001 của Thủ tướng chính phủ.

Niêm yết: UPCoM. Ngày bắt đầu giao dịch UPCoM: 24/06/2009.

- Các sự kiện khác:

Giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế số 4200464415 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 26/10/2001; đăng ký thay đổi lần 2 ngày 27/4/2007 đổi tên công ty từ Công ty cổ phần Thủy sản Cam Ranh thành Công ty cổ phần Cafico Việt Nam; đăng ký thay đổi lần 3 ngày 15/10/2008 thay đổi vốn điều lệ thành 16.291.200.000 đồng; đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 13/5/2009 thay đổi số đăng ký kinh doanh đồng nhất với mã số thuế (4200464415); đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 11/11 /2009 đăng ký các đơn vị trực thuộc Công ty; đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 5/4/2010 thay đổi tên tiếng Anh của Công ty ‘Cafico Vietnam jont

stock company” thành ‘Cafico Vietnam corporation’; đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 24/9/2010 đăng ký văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 20/1/2011 thay đổi địa phương thị xã Cam Ranh thành thành phố Cam Ranh; đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 7/ 6 /2011 thay đổi vốn điều lệ thành 24.436.800.000đồng; đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 20/10/2011 thay đổi số nhà của trụ sở chính Công ty (số cũ 09 số mới 35 đường Nguyễn Trọng Kỷ); đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 12/4/2012 thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của Công ty (thay đổi chức danh người đại diện theo pháp luật của Công ty là Tổng giám đốc thành Chủ tịch HĐQT).

2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Tổng số lao động: Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 31/12/2013 là

354 người, trong đó có 98 nam, 256 nữ. Công nhân được tuyển dụng chủ yếu là người địa phương bao gồm công nhân vận hành và lao động tay nghề, được đào tạo, với chính sách tiền lương, bảo hiểm hợp lý. Hầu hết công nhân được tuyển dụng đã tốt nghiệp PTTH, một số có trình độ cao hơn. Riêng bộ phận quản lý là những người có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề (gắn bó với công ty 10 năm trở lên - xem bảng dưới) và 100% trình độ đại học, nên giúp Công ty hoạt động ổn định và phát triển trong thời gian qua.

Cơ sở sản xuất:

- Trụ sở chính: 35 Nguyễn Trọng Kỷ, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, Khánh Hòa.

- Văn phòng đại diện tại TP HCM (Địa chỉ: C2-603, khu An Viên – Nam Long, đường Trần Trọng Cung, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP HCM)

- Xí nghiệp thực phẩm Cafico (địa chỉ: đường Cảng cá Đá Bạc, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, Khánh Hòa).

- Trung tâm Dịch vụ thủy sản Đá Bạc (Địa chỉ: đường Cảng cá Đá Bạc, phường Cam Linh, TPn Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa).

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 36 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)