Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của ngư dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 75 - 77)

6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

2.7.1 Phân tích chi phí và lợi nhuận biên của ngư dân

Bảng phân tích chi phí và lợi nhuận biên của ngư dân được mô tả trong bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của tác nhân ngư dân

ĐVT: đồng/kg

Khoản mục 2011 2012 2013 Bình quân Tỷ lệ(%)

1. Tổng chi phí 80.846 82.904 84.975 82.908 100

Chi phí biến đổi một chuyến

biển 39.342 40.035 41.000 40.126 48,40

Chi phí lao động 32.837 33.540 33.786 33.388 40,27

Chi phí khấu hao TSCĐ +

SCL 3.758 3.973 4.203 3.978 4,80

Chi phí bão dưỡng, bảo hiểm 3.100 3.351 3.671 3.374 4,07

Chi phí khác 1.809 2.005 2.315 2.043 2,46

2. Giá bán BQ 89.295 88.097 100.366 92.586

3. Lợi nhuận biên BQ 8.449 5.193 15.391 9.678

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Theo bảng 2.11 thì tổng chi phí bình quân cho một kg mực ống đánh bắt bao gồm: chi phí biến đổi một chuyến đi biển, chi phí lao động, chi phí khấu hao TSCĐ và sửa chữa lớn, chi phí bão dưỡng, bảo hiểm và các chi phí khác. Trong đó:

- Chi phí biến đổi một chuyến đi biển: bao gồm chi phí xăng dầu, chi phí đá…nhìn vào bảng ta thấy chi phí này cao nhất, chiếm tới 48,40% tổng chi phí biến đổi cho một chuyến đi biển của ngư dân. Và những khoản chi phí này tăng dần lên trong ba năm, nhưng tăng không nhiều, cụ thể: trong năm 2011 chi phí này là 39.342

đồng/kg thì sang năm 2012 tăng lên 40.035 đồng/kg và đến năm 2013 tăng lên 41.000 đồng/kg. Sở dĩ có sự gia tăng chi phí đó là do một phần chi phí xăng dầu tăng, đá và ngư cụ đánh bắt tăng.

- Chi phí lao động: bao gồm tiền lương trả cho thuyền viên và chi phí trang trải cho sinh hoạt của thuyền viên trên tàu như: ăn uống, bảo hiểm thân thể cho thuyền viên…. Đây là khoản chi phí lớn thứ 2, chiếm tới 40,27% trong tổng chi phí biến đổi cho một chuyến đi biển. Khoản chi phí này không có sự thay đổi nhiều, chỉ tăng nhẹ qua các năm, cụ thể trong năm 2011 là 32.837 đồng/kg, sang năm 2012 là 33.540 đồng/kg, và năm 2013 là 33.786 đồng/kg, tăng so với năm 2011 là 103%.

- Chi phí khấu hao TSCĐ + SCL: bao gồm chi phí khấu hao vỏ tàu, máy tàu, thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử, ngư cụ và khoản phí sửa chữa lớn sau vài năm khai thác, chủ tàu phải làm lại máy móc, thay vỏ tàu…Trong cơ cấu chi phí của ngư dân nó chiếm 4,8%.

- Chi phí bão dưỡng, bảo hiểm: Đây là khoản chi phí mà hàng năm chủ tàu phải mua bảo hiểm cho tàu của mình, cộng thêm các khoản chi phí bão dưỡng tàu như sơn lại vỏ tàu…các khoản chi phí này chiếm 4,07% trong tổng chi phí biến đổi của ngư dân.

- Chi phí khác: Bao gồm các chi phí như chi phí lãi vay, chi phí giao dịch…chiếm tỷ lệ 2,46% trong tổng chi phí.

Giá bán mực của ngư dân tăng giảm không đều, cụ thể: trong năm 2011 giá bán một kg mực ống của ngư dân khoảng 89.295 đồng, với mức giá này ngư dân được hưởng lợi nhuận là 8.449 đồng; sang năm 2012 lại giảm nhẹ còn 88.097 đồng/kg, với mức giá này ngư dân được hưởng lợi nhuận 5.193 đồng, năm 2013 lại tăng lên 100.366 đồng/kg, với mức giá này ngư dân được hưởng lãi là 15.391 đồng/kg, tuy giá có tăng hơn năm 2012 nhưng vẫn không bằng lợi nhuận năm 2011 do chi phí bỏ ra cho một chuyến đi biến tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường đó là do: trong năm 2012 ngư dân khai thác được sản lượng mực nhiều hơn năm 2013, cộng thêm mực là loại hải sản không để được lâu nên bị thương lái và các doanh nghiệp mua ép giá, sang năm 2013 sản lượng khai thác mực bạch tuộc giảm tới 30-70% so với năm trước (theo số liệu của vasep ngày 15/01/2014) khiến cho các doanh nghiệp hải sản khó khăn về nguyên liệu, nên chấp nhận mua mực của ngư dân với giá cao hơn. Sản lượng khai thác của ngư dân giảm do cứ được mùa ngư dân lại bị ép giá nên một số ngư dân chuyển

sang nghề khai thác khác, đồng thời ở nước ta hiện nay tình trạng đánh bắt thủy hải sản mang tính hủy diệt lớn nên làm cho sản lượng thủy hải sản giảm đáng kế trong đó có mực, kèm theo đó là chất lượng thủy sản giảm, không đủ kích cở để xuất khẩu.

Kết luận: Để tăng lợi nhuận cho ngư dân, một mặt ngư dân cần tiết kiệm chi

phí như để giảm chi phí xăng dầu thì cần tăng cường đội tàu mua bán hậu cần, giảm số lần ra vào cho ngư dân, giúp ngư dân bám biển dài ngày. Bên cạnh đó phải có một chính sách giá chung để hỗ trợ ngư dân, tránh hiện tượng “được mùa thì mất giá”.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng mực ống tại công ty cổ phần cafico (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)