TÌNH HÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI CÁC NƯỚC KHÁC 1Giáo dục Mầm Non tại Thụy Điển.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững Truờng mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Thụy Điển cĩ quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, coi giai đoạn Mầm Non là thời kỳ vàng của cuộc đời, coi sự phát triển của trẻ là một hoạt động liên tục khơng cĩ kết thúc nên việc dạy học đã chuyển từ phương pháp theo nhĩm sang tiếp cận cá nhân để giúp quyết định khả năng của từng trẻ và hỗ trợ từng cá nhân một cách tốt hơn.

Về học tập thì giáo dục Mầm Non Thụy Điển coi việc học cĩ sự tham gia của tồn bộ cơ thể và tất cả các giác quan. Sáng tạo về mặt cảm xúc, nhận thức, xã hội và vận động là những kỹ năng bẩm sinh mà trẻ cần đựơc phát triển một cách thích hợp; đĩ là cần tạo ra một mơi trường giống như gia đình, cung cấp cho trẻ thức ăn, các phương tiện học sáng tạo và đảm bảo trẻ được chăm sĩc về mặt y tế. Sự tựdo, chơi và sáng tạo được xem là những phương tiện tự nhiên của việc học tập và phát triển từ bên trong. Quan điểm về học tập của trẻ Mầm Non trong thế kỷ 20 đã rất khác so với quan điểm truyền thống. Lĩnh vực giáo dục Mầm Non đã tạo ra cuộc xung đột giữa sự phát triển tự nhiên với kỷ luật hoặc giữa sự học về mặt cảm xúc, xã hội và nhận thức với việc dạy các kỹ năng và kiến thức ở trường học. Với việc đưa giáo dục Mầm Non vào hệ thống giáo dục từ năm 1996 cĩ thể được xem là việc chấm dứtû xung đột giữa 2 quan điểm liên quan đến thời kỳ Mầm Non và sự phát triển, việc học và giáo dục trẻ trong gần một thế kỷ. Các nguyên tắc cơ bản về giáo dục Mầm Non của Thụy Điển:

- Học tập và phát triển liên tục trong mối quan hệ chặt chẽ với mơi trường xung quanh. Trẻ học trong một thời điểm và với tất cả các giác quan của mình.

- Chơi và các hoạt động theo chủ điểm. Chơi vơ cùng quan trọng với trẻ và là nền tảng cho hoạt động tại trường Mầm Non. Suy nghĩ,

tưởng tượng và sáng tạo, ngơn ngữ và sự hợp tác được phát triển. Hoạt động theo chủ điểm sẽ giúp trẻ cĩ nhiều cơ hội hơn để hiểu biết về các mối quan hệ và bối cảnh, tự kiểm tra khái niệm và giả thuyết của mình về thế giới xung quanh.

- Sự liên kết giữa kinh nghiệm trước đĩ của trẻ với kiến thức trẻ được học. Để học được một cái gì đĩ mới mẻ, trẻ phải liên hệ nĩ với cái mà trẻ đã biết, đã cĩ kinh nghiệm và thích thú với nĩ. - Tầm quan trọng về mặt giáo dục của sự chăm sĩc. Sự chăm sĩc cĩ

vai trị vơ cùng quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vì nĩ là tiến đề cho sự phát triển và việc học của trẻ. Chăm sĩc mang ý nghĩa giáo dục vì nĩ cung cấp kinh nghiệm và kiến thức thơng qua những gì trẻ học về bản thân và thế giới xung quanh.

- Phát triển trong nhĩm tập thể tạo thuận lợi cho việc học và sự phát triển của trẻ. Trẻ cần phải trải qua những kinh nghiệm như chia sẻ, cùng hợp tác.

(Nguồn: Unessco (2003), “Trích báo cáo của UNESCO về chăm sĩc giáo dục Mầm Non của chính phủ Thụy Điển”).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững Truờng mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)