MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững Truờng mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88 - 94)

1975 ĐẾN 1985 TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC VAØ TỪNG

3.2MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Với chủ trương xã hội hĩa giáo dục theo nghị quyết số 90 ban hành ngày 21/8/1997, Chính Phủ đã cĩ rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở ngồi cơng lập, chẳng hạn như Nghị định 73 của Chính Phủ, ban hành năm 1999 quy định: các sơ sở giáo dục ngồi cơng lập được miễn tất cả các loại thuế, được nhà nước giao đất, cho thuê đất và miễn tiền thuê đất, vay với lãi suất ưu đãi…, và gần nhất là Nghị Định số 53 của Chính Phủ ban hành ngày 25/5/2006, nhằm thay thế nghị định 73 năm 1999. Theo nghị định mới này thì mặc dù các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập hiện phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất ưu đãi là 10% trong suốt thời gian hoạt động, nhưng vẫn được nhà nước hỗ trợ, khuyến khích thơng qua việc giao đất, cho thuê đất và miễn tiền thuê đất… như trước đây.

Các chương trình hỗ trợ của nhà nước đã phát huy tác dụng, đạt hiệu quả cao mà cụ thể đã thu hút rất nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào ngành giáo dục Mầm Non, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng năm khá cao, và chính việc này đã giúp giải quyết tình trạng thiếu trường lớp trên cả nước, giảm áp lực chi ngân sách của chính phủ, tạo cơng ăn việc làm. Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu cũng như thực tế hoạt động trong ngành Mầm Non, tơi nhận thấy rằng: ngồi những kết quả đạt được như trên thì chính sách giao đất, cho thuê đất và miễn quyền sử dụng đất… chưa thật sự hiệu quả và phát huy tác dụng. Trước khi thành lập trường và hiện đã hoạt động trong ngành Mầm Non trên 5 năm, tiếp xúc, trao đổi khơng biết bao nhiêu lần với các cán bộ, cơ quan phụ trách giáo dục Mầm Non nhưng thực sự tơi chưa bao giờ được nghe, hay được hướng

dẫn là cĩ một Bộ phận hay Ủy Ban phụ trách về thủ tục, điều kiện được giao đất, cho thuê đất, và các trường Mầm Non xung quanh cũng gặp tình trạng tương tự.

Bên cạnh đĩ, như đã phân tích ở phần tồn tại và hạn chế của các trường ngồi cơng lập: cơ sở vật chất khơng đầy đủ, tình trạng thiếu giáo viên nên khơng thể đảm bảo một chương trình chăm sĩc, giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất; vấn đề dạy chữ, dạy tập đọc, dạy trước chương trình lớp 1 đã đưa đến hậu quả là tỷ lệ trẻ em bị cận thị, vẹo cột sống… khá cao; tình trạng khai thác nước ngầm một cách bừa bãi dẫn đến sụt lở đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên nước, đến mơi trường, đến sự phát triển bền vững. Chính vì những lý do đĩ mà tác giả xin phép đề nghị một số kiến nghị sau:

- Nhà nước cần cĩ những chương trình, kế hoạch hỗ trợ thiết thực, cụ thể hơn nữa, đặc biệt liên quan đến vấn đề giao đất, cho thuê đất và miễn tiền thuê đất, vay với lãi suất ưu đãi… để cĩ thể thu hút các thêm nhà đầu tư hơn nữa, giúp họ mạnh dạn, an tâm đầu tư vào ngành giáo dục Mầm Non, xây dựng trường lớp, sắm sửa trang thiết bị đầy đủ. Cĩ như thế thì các cháu mới cĩ được một mơi trường an tồn, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để cĩ thể phát triển một cách tồn diện cả về đức dục, trí dục và thể dục.

- Trước thực trạng thiếu giáo viên Mầm Non như hiện nay, nhà nước cũng cần cĩ những chính sách hỗ trợ, quan tâm đến giáo viên Mầm Non hơn nữa như: nâng bậc lương, tính thêm tiền lương làm ngồi giờ, phụ cấp… Làm được điều này mới cĩ thể thu hút được đội ngũ

giáo viên, cả về số lượng cũng như chất lượng, mới đảm bảo cho trẻ một sự chăm sĩc giáo dục tốt nhất.

- Chính phủ, mà cụ thể là Bộ giáo dục nên giảm tải chương trình học lớp 1 cũng như là cấm hồn tồn tình trạng thi đầu vào lớp 1 để tránh gây áp lực lên trẻ, lên phụ huynh để các bậc phụ huynh cũng khơng tạo áp lực lên các trường Mầm Non, bắt các trường phải dạy chữ, dạy chương trình lớp 1 trước vì điều đĩ chỉ gây những ảnh hưởng, tác động xấu mà trẻ sẽ là người gánh chịu. Ngồi ra nhà nước cũng nên cĩ những biện pháp, phương tiện tuyên truyền giúp cho phụ huynh hiểu rõ về những tác hại, hậu quả của nĩ để phụ huynh, cùng với trường Mầm Non và xã hội cùng gĩp phần đưa đến cho trẻ những gì tốt nhất, đưa đến sự phát triển bền vững.

- Sau cùng, nhà nước cần cĩ những chiến lược, chương trình xây dựng đồng bộ hệ thống cung cấp nước, đảm bảo chất lượng của nguồn nước, và cũng cần tính tốn một mức giá hợp lý để người dân, trường Mầm Non, doanh nghiệp.. mới yên tâm sử dụng, mới tránh được tình trạng người người, nhà nhà tự ý khai thác và sử dụng một cách bừa bãi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mơi trường. Khi đã làm được điều này, cũng cần cĩ sự phối hợp nhất quán giữa các cơ quan chức năng như Bộ Tài Nguyên Và Mơi Trường, Bộ Tư Pháp, Bộ Cơng An… để cĩ những hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm.

KẾT LUẬN

Giáo dục Mầm Non là một bộ phận thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cĩ vai trị hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, biết yêu cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh…

Với chủ trương xã hội hĩa giáo dục mình, nhà nước đã thu hút được sự quan tâm của tồn xã hội với sự ra đời và hoạt động của hàng trăm trường Mầm Non bao gồm cả cơng lập và ngồi cơng lập, và hàng trăm các nhĩm lớp Mầm Non tại TPHCM hiện nay, đã giúp nhà nước giảm được gánh nặng tài chính, nhưng đồng thời nĩ cũng cho thấy mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Các trường ngồi cơng lập khơng những phải cạnh tranh với các trường cơng lập (vốn được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ và nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước), mà cịn phải cạnh tranh ngay cả với các trường ngồi cơng lập cùng hệ thống với mình. Do vậy để tồn tại, phát triển được, tạo được uy tín với phụ huynh khơng phải là dễ, mà địi hỏi các trường ngồi cơng lập phải cĩ những chiến lược, chính sách phù hợp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi phải đối mặt trước những thực trạng, vấn đề cĩ ảnh hưởng đến hoạt động của trường rất nhiều.

Phát triển bền vững càng cĩ ý nghĩa hơn khi đặt trong bối cảnh thiên nhiên đang bị xâm hại trầm trọng: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác một cách triệt để, bừa bãi; tình trạng lũ lụt, hạn hán xảy ra khắp nơi; hiện tượng trái đất nĩng lên, thủng tầng ơzơn… Xây dựng, và phát triển trường Mầm Non khơng những khơng gây tác hại đến thiên nhiên, đến trẻ, đến con người, đến thế hệ sau, mà cịn gĩp phần bảo vệ thiên nhiên và giúp cho con người cĩ cuộc sống tốt

đẹp hơn. Xây dựng và phát triển trường Mầm Non với tiêu chí hài hịa giữa các yếu tố: kinh tế, mơi trường, xã hội, cĩ như thế thì mới cĩ thể “Phát triển bền vững” được. Luận văn “Một số biện pháp phát triển bền vững trường Mầm Non ngồi cơng lập” đã đạt được những kết quả sau:

- Luận văn đã tổng hợp một cách khái quát cơ sở lý luận về giáo dục nĩi chung, giáo dục Mầm Non nĩi riêng, và về lý thuyết phát triển bền vững khi áp dụng vào giáo dục Mầm Non. Luận văn cũng đưa ra những nội dung, ý nghĩa, và tầm quan trọng của những nội dung đĩ để đạt được sự phát triển bền vững.

- Luận văn đã đi sâu vào phân tích chi tiết những tồn tại, thực trạng của ngành Mầm Non.

- Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và phân tích thực tế, luận văn đã đưa ra những giải pháp để phát triển bền vững trường Mầm Non ngồi cơng lập, hài hịa giữa lợi ích kinh tế, mơi trường và xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và thực hiện luận văn này dựa trên những kiến thức học tập, nghiên cứu của bản thân và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực giáo dục Mầm Non nên khơng tránh khỏi tính chủ quan và hạn chế về mặt nhận thức. Tơi rất mong được tiếp thu những ý kiến đĩng gĩp quý báu của các Giáo sư trong hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp phát triển bền vững Truờng mầm non ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88 - 94)