Trong thời kỳ này, việc giáo dục Mầm Non khơng được coi là cơng việc chung của xã hội. Trẻ em hồn tồn chịu sự giáo dục của gia đình. Những gia đình khá giả thường nuơi vú em để trơng coi, cịn những gia đình lao động thường bỏ mặc con cái cho ơng bà hoặc đứa lớn trơng đứa bé.
Ngay cả những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gịn cũng chỉ cĩ một vài cơ sở nuơi trẻ mang tính chất cứu tế, từ thiện: trại trẻ mồ cơi phố Hàng Bột, trại tế sinh và một vài lớp Mẫu Giáo ở Hà Nội. Đối tượng là con em người Pháp và những gia đình giàu cĩ, quyền thế.
2.1.2 Thời kỳ 1945-1954.
Nhà nước đã cĩ quyết định mở ấu trĩ viên theo sắc lệnh số 36 ngày 27-03- 1946 do chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Tiếp đến Hiến Pháp năm 1946 đã ghi rõ: “Nhà nước bảo vệ quyền lợi của những bà mẹ và của trẻ em, đảm bảo phát triển các nhà trẻ, vườn trẻ”. Ngày 25-7-1946, hội đồng cố vấn học chính Bộ giáo dục họp để nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức, mở lớp huấn luyện giáo viên mẫu giáo, cử cán bộ phụ trách.
Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, giáo dục Mầm Non được đặt ra thành một vấn đề của nhà nước. Nĩ bắt đầu được quan tâm và phát triển. Một số nhà trẻ, mẫu giáo bắt đầu được thành lập đĩ là nhà trẻ Trung Ương, rồi nhà trẻ Khe Khao (Bắc Cạn), nhà trẻ quân đội lần lượt được thành lập. Các lớp mẫu giáo cũng được mở ra ở nhiều nơi: Hà Nội (trường mẫu giáo đầu tiên được mở ở làng Tây Hồ), Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang, Yên Bái và Trung bộ. Đặc biệt ban ấu trĩ được thành lập sớm (5/1948) đã mở nhiều lớp huấn luyện giáo viên khiến cho phong trào ấu trĩ phát triển mạnh. Tính đến tháng 2/1948 số lớp ấu trĩ đã lên tới 333 lớp với 11.877 cháu.
Ngày 4/7/1950 Ban Mẫu Giáo Trung Ương được thành lập. Tính đến cuối năm 1951 đã cĩ: Bắc bộ cĩ 46 lớp với 1193 trẻ; Trung bộ cĩ 30 lớp với 1200 trẻ.
2.1.3 Giai đoạn 1954-1965.
Giai đoạn này nhu cầu về nhà trẻ tăng nhanh do sau khi giải phĩng, miền Bắc bước vào thời kỳ khơi phục kinh tế, tỷ lệ sinh đẻ tăng từ 3-3.5%.
Ngày 7/2/1958 Bộ ra thơng tư số 05/PT về việc tổ chức vườn trẻ dân lập, bộ chủ trương duy trì và đẩy mạnh nhà trẻ dân lập. Tính đến cuối năm 1958, số lớp mẫu giáo lên tới 96 lớp với 2959 cháu. Phong trào lan rộng ở nhiều tỉnh.
Tháng 9/1959 Bộ giáo dục đã họp hội nghị liên tịch với các ngành bàn về việc phát triển trường lớp nhà trẻ, mẫu giáo thuộc diện cơ quan, xí nghiệp. Và năm học 1958-1959 đã cĩ 17/26 tỉnh cĩ phong trào mẫu giáo, mỗi tỉnh cĩ từ 1 đến 5 lớp. Tồn miền Bắc cĩ 325 lớp, riêng Hà Nội cĩ 291 lớp với 11.503 cháu. Phong trào nhà trẻ mẫu giáo tiếp tục phát triển rộng khắp, nhiều tỉnh năm 1960 cĩ một vài lớp, song đến năm 1964-1965 cĩ 4944 lớp với 137.084 cháu và 5682 giáo viên.