- Công tác kiểm tra – kiểm soát: được chú trọng nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ trong toàn Công ty hoạt động có hiệu quả, góp phần tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả đầu
2.4.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh xăng dầu của công ty tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong và ngoài Tỉnh.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty hiện nay là các doanh nghiệp có cùng chức năng kinh doanh xăng dầu hiện đang kinh doanh tại địa bàn tỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận.
Có thể chia các đối thủ cạnh tranh làm 3 nhóm chính:
Nhóm doanh nghiệp nhà nước:
Gồm các doanh nghiệp như: Công ty Xăng Dầu Đồng Nai-Petrolimex; Các đơn vị ngoài tỉnh đến tham gia kinh doanh tại địa bàn Đồng Nai: Saigon Petro, Công ty Xăng Dầu dầu khí Vũng Tàu, Cty COMECO, Công ty Xăng Dầu Bình Dương ....Trong đó, Công ty Xăng Dầu Đồng Nai là đối thủ cạnh tranh chính. Đơn vị này có những điểm mạnh và điểm yếu chính như sau:
+ Điểm mạnh:
- Được nhiều người biết đến, tài chính ổn định. - Kho chứa lớn, hệ thống bán lẻ tương đối rộng.
+ Điểm yếu:
- Kém linh động trong công tác bán hàng.
- Chưa đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất những điểm bán lẻ, phong các chưa chuyên nghiệp.
Thị phần của Công ty Xăng Dầu Đồng Nai trong năm 2011 khoảng 11% sản lượng tiêu thụ cả Tỉnh. Tương đương mức sản lượng 300.000m3, trong đó: sản lượng bán lẻ là: 100.000 m3, bán buôn là: 200.000 m3
Gồm các công ty cổ phần như: Vật Liệu Xây Dựng Và Chất Đốt Đồng Nai, Xuất Nhập Khẩu Biên Hòa, Thương Mại Long Thành... Trong đó Công ty CP Vật liệu Xây Dụng Và Chất Đốt Đồng Nai là đối thủ cạnh tranh chính. Đơn vị này có điểm mạnh và điểm yếu như sau:
+ Điểm mạnh:
- Chất lượng hàng tương đối, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. - Có kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu.
+ Điểm yếu:
- Cơ chế bán hàng kém linh hoạt, năng lực tài chánh hạn chế.
- Cơ sở hạ tầng, hệ thống cửa hàng bán lẻ có quy mô nhỏ, đầu tư thấp.
Thị phần của Công ty CP Vật Liệu Xây Dựng & Chất Đốt trong năm 2011 chiếm 8,56 % sản lượng tiêu thụ của cả tỉnh Đồng Nai. Tương đương mức sản lượng 100.000m3, trong đó: sản lượng bán lẻ là 40.000 m3, bán buôn là 60.000 m3
Nhóm doanh nghiệp tư nhân:
Là các trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do tư nhân trực tiếp quản lý, kinh doanh. Các trạm xăng dầu này có các điểm mạnh và điểm yếu như sau:
+ Điểm mạnh:
- Cơ chế quản lý gọn, hiệu quả cao.
- Có cơ chế bán hàng linh hoạt, phong cách phục vụ tốt. + Điểm yếu:
- Cơ sở hạ tầng, kho bãi, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế. - Đo lường, chất lượng hàng hóa không ổn định.
Với số lượng 160/370 trạm xăng dầu hoạt động trên địa bàn Tỉnh, thị phần bán lẻ gần như do nhóm các trạm tư nhân nắm giữ. Tuy nhiên nếu xét từng doanh nghiệp riêng lẽ thì thị phần của mỗi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp.
Ma trận đánh giá các đối thủ cạnh tranh:
Các điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm doanh nghiệp ứng với điểm số từ 1 đến 4 (với điểm 1 là thấp nhất; điểm 4 là cao nhất).
Bảng 2.18: Ma trận đánh giá các đối thủ cạnh tranh
STT ĐÁNH GIÁ TRỌNG
SỐ
CTY XD ĐN CTY C.ĐỐT DNTN CTY CP XD TN
điểm điểm nhân trọng số điểm điểm nhân trọng số điểm điểm nhân trọng số
điểm điểm nhân trọng số 1 Quy mô DN 0.2 3 0.6 2 0.4 2 0.4 3 0.6 2 Thương hiệu 0.1 2 0.2 2 0.2 1 0.1 3 0.3 3 Chất lượng SP DV 0.15 3 0.45 3 0.45 3 0.45 3 0.45 4 Tính linh hoạt Kd 0.08 2 0.16 1 0.08 3 0.24 3 0.24 5 Kmãi – Qcáo 0.05 3 0.15 1 0.05 3 0.15 2 0.1 6 Hệ thống PP 0.1 4 0.4 1 0.1 3 0.3 2 0.2 7 Đào tạo NV 0.02 4 0.08 3 0.06 2 0.04 2 0.04 8 Cơ sở vật chất 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15 3 0.15 9 Bộ máy quản lý 0.05 2 0.1 2 0.1 2 0.1 2 0.1 10 Tài chánh 0.2 3 0.6 2 0.4 3 0.6 3 0.6 TỔNG CỘNG 1 2.89 1.99 2.53 2.78
Qua ma trận đánh giá các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có hệ số điểm nhân trọng số cao nhất đó là Công ty Xăng Dầu Đồng Nai với 2.89 điểm, vì vậy Công ty Xăng Dầu Đồng Nai là đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa (2.78 điểm), (số liệu trên được tổng hợp từ kết quả khảo sát ở bảng câu hỏi phụ lục 1).
Những điểm mạnh mà Công ty Xăng Dầu Đồng Nai chiếm ưu thế hơn Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa là: Có quy mô doanh nghiệp lớn; Hệ thống bán lẻ phân bố rộng; Kho có sức chứa lớn.
Những điểm mà Công ty Xăng Dầu Đồng Nai yếu hơn Công ty Xăng Dầu Tín Nghĩa là: Tính linh hoạt trong kinh doanh; Cơ sở vật chất, và hệ thống bán lẻ có quy mô nhỏ hơn.
Nhu cầu sử dụng xăng dầu tại các địa phương trong nước và tại địa bàn Đồng Nai ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch địa điểm kinh doanh xăng dầu và theo phân kỳ đầu tư, từ nay đến năm 2020 cả tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển thêm ít nhất 100
trạm xăng dầu. Từ đó, sẽ có nhiều trạm xăng dầu mới xuất hiện tham gia thị trường, đây sẽ là những đối thủ tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Mặt khác, từ khi chính phủ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, các công ty xăng dầu lớn từ nước ngoài sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam và đây mới thật sự là đối thủ có thực lực mạnh và có khả năng chi phối lớn đến doanh nghiệp trong nước.